Video giảng Đạo đức 5 Kết nối bài 7: Phòng, tránh xâm hại

Video giảng Đạo đức 5 Kết nối bài 7: Phòng, tránh xâm hại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 7: PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Nêu được một số biểu hiện xâm hại.

- Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại.

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em. 

- Thực hiện được một số kĩ năng để phòng tránh xâm hại. 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô mời các em cùng lắng nghe bài hát “Tự bảo vệ mình nhé” (sáng tác: Nguyễn Văn Chung) 

https://youtu.be/ynwxrnH_KiM 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì?

+ Để bảo vệ bản thân, chúng ta cần gì? 

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu một số biểu hiện xâm hại trẻ em

 Biểu hiện của xâm hại trẻ em là gì?

Video trình bày nội dung:

- Một số biểu hiện xâm phạm trẻ em:

+ Xâm hại thể chất: đánh đập, tác động vật lí, thực hiện hành vi bạo lực lên cơ thể trẻ…

+ Xâm hại tinh thần: nói xấu, lăng mạ, chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của trẻ,…

+ Xâm hại tình dục: đụng chạm vùng riêng tư, bắt ép trẻ tham gia hành vi quan hệ tình dục, nói những lời nhạy cảm về tình dục với trẻ,…

+ Xao nhãng, bỏ mặc: bỏ bê về mặt cảm xúc, không quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của trẻ như ăn uống, học tập, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe,…

Nội dung 2: Tìm hiểu vì sao phải phòng, tránh xâm hại

Theo em, vì sao phải phòng tránh xâm hại.

Video trình bày nội dung: 

Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lí. Chính vì vậy, hậu quả do xâm hại gây ra đối với trẻ em rất nặng nề cả về thể chất cũng như tinh thần. Điều đáng ngại là không phải lúc nào trẻ em bị xâm hại cũng thể hiện những tổn thương về tâm lý ra bên ngoài. Đôi khi, cơn sang chấn tâm lí phải sau nhiều năm xảy ra sự việc mới bộc phát rõ.

Nội dung 3: Tìm hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, tránh xâm hại trẻ em

Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh, xâm hại trẻ em.

Video trình bày nội dung:

Điều 51 luật trẻ em 2016 quy định rõ:

1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin,

thông báo, tố giác hành vi xâm hai trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc

có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.

2. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.

3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lí thông tin, thông báo, tỗ giác nguy cơ, hành ví xâm hại trễ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lí thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.

Nội dung 4: Tìm hiểu một số cách phòng, tránh xâm hại

Em hãy nêu cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại?

Video trình bày nội dung: 

Các bước phòng, tránh xâm hại:

  • Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm
  • Bước 2: Từ chối, nói không
  • Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm
  • Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy.

……..

Nội dung video bài 7: Phòng, tránh xâm hại còn nhiều phần hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng ký để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video. 

Xem video các bài khác