Video giảng Đạo đức 5 Chân trời bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại

Video giảng Đạo đức 5 Chân trời bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 11: EM CHỦ ĐỘNG PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI

Chào mừng các em học sinh đã đến với bài học hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kỹ năng như sau:

- Nhận biết quy định của pháp luật về phòng tránh, xâm hại trẻ em.

- Nắm bắt các bước phòng, tránh xâm hại trẻ em

- Hiểu và vận dụng được một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô mời các em cùng nghe, vận động theo bài hát Năm ngón tay xinh (Nhạc và lời: Đoàn Ngô Tĩnh).

Sau khi kết thúc bài hát, GV nêu yêu cầu cho cả lớp: Nêu cách sử dụng quy tắc năm ngón tay mà bài hát nhắc đến (GV có thể tổ chức bằng kĩ thuật Công não tập thể, mỗi HS nêu một ý kiến).

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh, xâm hại trẻ em.

Khi phát hiện hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em, em nên làm gì? Để phòng tránh bị xâm hại tình dục, em nên làm gì?

Video trình bày nội dung: 

Một số điều luật cơ bản về phòng, tránh xâm hại trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em năm 2016 và Bộ luật Hình sự năm 2015, sử đổi, bổ sung năm 2017.

Nội dung 2: Các bước phòng, tránh xâm hại trẻ em

Để phòng tránh bị xâm hại tình dục, em nên làm gì? Khi nào em nên nói với người lớn về những hành động em nghi ngờ là xâm hại? Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm liên quan đến xâm hại?

Video trình bày nội dung: 

Gồm có 4 bước:

+ Bước 1: Nhận diện tình huống nguy hiểm

+ Bước 2: Từ chối, nói không

+ Bước 3: Nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm

+ Bước 4: Chia sẻ với người lớn đáng tin cậy.

Nội dung 3: Một số kĩ năng phòng, tránh xâm hại

Tại sao việc biết cách phòng tránh xâm hại là quan trọng? Bạn nghĩ gì về việc không được đưa thông tin cá nhân cho người lạ?

Video trình bày nội dung: 

- Trường hợp 1: Phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”.

Bí mật xấu là bí mật em cảm thấy không vui, lo lắng, sợ hãi...em thực sự muốn kể với người lớn tin cậy mà chưa làm được. Hoặc em bị ai đó mua chuộc hoặc đe dọa giữ bí mật đó...

- Trường hợp 2: Áp dụng quy tắc “Nói không – rời khỏi – chia sẻ”.

Cách thực hiện: Thực hiện bốn bước ở mục 2.

- Trường hợp 3: Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”.

Cách thực hiện:

+ Bước 1: Vẽ lên giấy hình bàn tay

+ Bước 2: Viết vào năm ngón tay tên 5 người lớn đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.

+ Bước 3: ở giữa bàn tay viết số điện thoại bố, mẹ, giáo viên chủ nhiệm địa chỉ nhà, số điện thoại đường dây nóng...

+ Bước 4: Luôn mang theo cẩm nang bàn tay để bảo vệ bản thân.

……..

Nội dung video bài 11: Em chủ động phòng, tránh xâm hại  còn nhiều phần hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng ký để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video. 

Xem video các bài khác