Video giảng Đạo đức 5 cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại
Video giảng Đạo đức 5 Cánh diều Bài 10: Em phòng, tránh xâm hại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 10: EM PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Biết một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em
- Luyện tập, trau dồi kĩ năng phòng, tránh xâm hại
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô muốn cả lớp mình cùng suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau : Em hãy nêu một số từ ngữ có nghĩa liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại.
- GV gợi ý HS trả.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án hợp lí.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em
Để tìm hiểu về một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi sau :
Em hãy nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.
Video trình bày nội dung:
Quy định về điều luật cơ bản về phòng, tránh xâm hại trẻ em được quy định tại các điều:
- Điều 6. Các hành vi nghiêm cấm
- Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
- Điều 25. Quyền bảo vệ không bị xâm hại tình dục
- Điều 27. Quyền được bảo vệ không bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
- Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
- Điều 51. Trách nhiệm cung cấp, xử lí thông tin, thông báo tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Nội dung 2: Kĩ năng phòng, tránh xâm hại
Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau : Em hãy nêu kĩ năng phòng tránh xâm hại ?
Video trình bày nội dung:
- Trường hợp 1: Phân biệt bí mật “tốt” và bí mật “xấu”.
Bí mật xấu là bí mật em cảm thấy không vui, lo lắng, sợ hãi...em thực sự muốn kể với người lớn tin cậy mà chưa làm được. Hoặc em bị ai đó mua chuộc hoặc đe dọa giữ bí mật đó...
- Trường hợp 2: Áp dụng quy tắc “Nói không – rời khỏi – chia sẻ”.
Cách thực hiện: Thực hiện bốn bước ở mục 2.
- Trường hợp 3: Áp dụng quy tắc “Năm ngón tay”.
Cách thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ lên giấy hình bàn tay
+ Bước 2: Viết vào năm ngón tay tên 5 người lớn đáng tin cậy có thể giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.
+ Bước 3: ở giữa bàn tay viết số điện thoại bố, mẹ, giáo viên chủ nhiệm địa chỉ nhà, số điện thoại đường dây nóng...
+ Bước 4: Luôn mang theo cẩm nang bàn tay để bảo vệ bản thân.
………..
Nội dung video bài 10: Em phòng, tránh xâm hại còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.