Video giảng Đạo đức 4 Kết nối bài 5 Bảo vệ của công

Video giảng đạo đức 4 Kết nối bài 5 Bảo vệ của công. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công.

- Biết vì sao phải bảo vệ của công.

- Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.

- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi đi vào bài học, em hãy quan sát những bức tranh dưới đây và cho biết: Những tài sản nào trong các bức tranh được gọi là của công? Hãy kể tên các tài sản là của công mà em biết?

BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của bảo vệ của công

- Hãy nhìn vào từng trường học của những bức tranh dưới đây và cho biết: Biểu hiện bảo vệ của công được thể hiện như thế nào trong mỗi bức tranh đó?

BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

- Ngoài những biểu hiện của bảo vệ của công vừa tìm được ở trên, em có biết thêm những biểu hiện của bảo vệ của công khác không? Hãy kể tên

Video trình bày nội dung:

- Biểu hiện bảo vệ của công:

+ Trường hợp a: Không viết, vẽ lên bàn hoặc làm tổn hại đến các tài sản khác của trường, lớp, nhắc nhở các bạn cùng bảo vệ tài sản của lớp học.

+ Trường hợp b: Cùng chung tay giữu cho của công luôn sạch sẽ, bền đẹp.

+ Trường hợp c: Sử dụng cẩn thận các thiết bị và dụng cụ học tập môn Giáo dục thể chất của nhà trường và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

+ Trường hợp d: Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của cac tài sản chung, tránh gây quá tải dẫn đến hỏng. 

- Các biểu hiện khác của bảo vệ của công: Chúng ta cần bảo vệ của công bằng các việc làm cụ thể như: Không viết, vẽ lên của công; giữ gìn, bảo quản, sử dụng của công một cách cẩn thận; nhắc nhở, ngăn chặn các bạn có hành vi làm tổn hại đến của công,…

Nội dung 2: Khám phá vì sao phải bảo vệ của công

Các em hãy đọc nội dung trong câu chuyện “Ghế đá kêu đau” của Lê Thị Thu Diễm và trả lời câu hỏi sau đây:

BÀI 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG

- Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh đối với bộ bàn ghế đá? Việc làm của các bạn học sinh có thể gây ra hậu quả gì? 

- Qua câu chuyện, hãy cho biết vì sao chúng ta phải bảo vệ của công? 

Video trình bày nội dung: 

- Nhận xét: Dùng vật nhọn để khắc lên bộ bàn ghế đá những hình thù kì quái, thậm chí dùng bút xóa để viết, vẽ những từ ngữ không đẹp là những việc làm rất đáng bị lên án. Những việc làm đó làm cho những chiếc bàn ghế bị sứt mẻ và trở nên xấu xí. 

- Cần bảo vệ của công vì điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm và nếp sống văn minh của mỗi người. Bảo vệ của công giúp cho các tài sản chung luôn được bền, đẹp và được sử dụng một cách dài lâu. Của công là tài sản chung, phục vụ lợi ích của nhiều người trong một tập thể, cộng đồng. Do đó, chúng ta cần có ý thức bảo vệ cảu công để chúng luôn sạch sẽ, bền đẹp.

...........

Nội dung video Bài 5 Bảo vệ của công còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác