Video giảng công nghệ điện 12 kết nối bài 3: Mạch điện xoay chiều ba pha
Video giảng công nghệ điện 12 kết nối bài 3: Mạch điện xoay chiều ba pha. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 3: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được khái niệm và nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.
- Mô tả được cách nối nguồn, tải ba pha.
- Mô tả được cách nối mạch ba pha, xác định các thông số hiệu dụng của mạch điện ba pha đối xứng.
- Tính toán được một số bài toán về mạch điện ba pha.
- Vận dụng kiến thức về mạch điện ba pha để ứng dụng trong thực tế.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bước vào bài học ngày hôm nay, các em quan sát các hình ảnh sau:
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Dòng điện xoay chiều một pha
- Theo em, dòng điện xoay chiều một pha là gì?
- Biểu thức dòng điện xoay chiều một pha là gì ?
Video trình bày nội dung:
- Dòng điện xoay chiều một pha là dòng điện biến thiên tuần hoàn theo dạng hình sin.
- Biểu thức: i= Im sin(ωt+ψ)
Nội dung 2: Dòng điện xoay chiều ba pha
- Theo em, dòng điện xoay chiều ba pha là gì?
- Vậy, nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha là gì?
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm: Dòng điện xoay chiều ba pha sinh ra trong mạch điện ba pha (gồm nguồn ba pha, tải ba pha và dây ba pha) là hệ thống ba dòng điện xoay chiều có cùng tần số, cùng biên độ và có góc lệch nhau 1200 giữa các pha.
- Nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha:
Để tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha, người ta sử dụng nguồn điện xoay chiều ba pha
+ Phần tĩnh (stator) là lõi thép có rãnh, đặt 3 cuộn dây AX, BY, CZ có cùng số vòng và kích thước dây, lệch nhau góc 1200. Mỗi cuộn dây được gọi là một pha.
+ Phần quay (rotor) là một nâm châm điện, khi quay sẽ tạo ra từ thông biến thiên.
Nội dung 3: Cách nối nguồn điện ba pha
- Em hãy cho biết cách nối nguồn điện ba pha được thực hiện như thế nào?
- Em hãy vẽ sơ đồ nối nguồn ba pha?
Video trình bày nội dung:
- Có hai cách nối nguồn điện ba pha
+ Nối hình sao (Y): ba điểm cuối X, Y, Z của các pha được nối với nhau tạo thành điểm trung tính O.
+ Nối hình tam giác (Δ): điểm đầu của pha này được nối với điểm cuối của pha kia tạo thành hình tam giác.
- Sơ đồ:
Nội dung 4: Cách nối tải ba pha
- Em hãy trình bày cách nối tải ba pha được thực hiện như thế nào?
- Em hãy vẽ sơ đồ nối tải ba pha?
Video trình bày nội dung:
- Có hai cách nối tải ba pha như sau:
+ Nối hình sao (Y): ba điểm cuối X, Y, Z của các pha được nối với nhau tạo thành điểm trung tính O.
+ Nối hình tam giác (Δ): điểm đầu của pha này được nối với điểm cuối của pha kia tạo thành hình tam giác.
- Sơ đồ:
Nội dung 5: Sơ đồ mạch điện ba pha
- Em hãy cho biết, sơ đồ mạch điện ba pha được kí hiệu như thế nào?
- Một tải ba pha gồm 3 điện trở R = 50 Ω nối hình tam giác, nối vào nguồn điện ba pha có Ud = 380 V. Tính dòng điện pha và dòng điện dây.
Video trình bày nội dung:
- Sơ đồ mạch điện ba pha được kí hiệu như sau:
+ Dòng điện chạy trong dây pha gọi là dòng điện dây, kí hiệu là Id.
+ Dòng điện chạy trong mỗi pha gọi là dòng điện pha, kí hiệu là Ip.
+ Điện áp giữa hai dây pha gọi là điện áp dây, kí hiệu Ud.
+ Điện áp trên giữa hai điểm đầu và điểm cuối mỗi pha hoặc giữa dây pha và dây trung tính gọi là điện áp pha, kí hiệu là Up.
- Dòng điện pha và dòng điện dây:
Vì tải nối hình tam giác nên ta có: Ud = Up = 380 V.
Dòng điện pha của tải: Ip=Up/R=380/50=7,6 A
Dòng điện dây: Id= 3 Ip=3.7,6=13,16 A
Nội dung 6: Mạch điện ba pha đối xứng
- Em hãy cho biết, Mạch điện ba pha đối xứng khi nào?
- Vậy, trong mạch điện ba pha đối xứng, các thông số hiệu dụng của dây và pha được xác định như thế nào?
Video trình bày nội dung:
- Mạch điện ba pha được gọi là đối xứng nếu có nguồn đối xứng và tải đối xứng.
- Trong mạch điện ba pha đối xứng, các thông số hiệu dụng của dây và pha được xác định như sau:
+ Trường hợp tải nối hình sao:
Id = Ip
Ud = 3Up
+ Trường hợp nối tải hình tam giác:
Id= 3Ip
Ud = Up
………..
Nội dung video Bài 3: Mạch điện xoay chiều ba pha còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.