Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều Bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành

Video giảng Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả cánh diều Bài 3: Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 3. THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH

Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

 

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Thực hiện được kĩ thuật nhân giống vô tính của một số loại cây ăn quả phổ biến bằng phương pháp giâm cành.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, cô có một câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Bên cạnh hoa mai và hoa đào ngày tết, hoa lan cũng là loài hoa được nhiều người dùng để trang trí nhà cửa. Hoa lan sở hữu vẻ ngoài sang trọng, quý phái, đồng thời nó mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp. So với các loài hoa khác, hoa lan đàu tàn, có thể duy trì đến 3 tháng. Vậy nếu nhân giống hoa lan bằng sinh sản hữu tính sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo em, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ tết, những nhà vườn đã thực hiện bằng cách nào?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ VÀ THỜI VỤ GIÂM CÀNH

Nội dung 1: Vật liệu và dụng cụ

Các em hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

  • Em hãy cho biết vật liệu để giâm cành gồm những gì?
  • Em hãy cho biết dụng cụ để giâm cành gồm những gì?

Video trình bày nội dung:

-Vật liệu:

+ Cây ăn quả đã trưởng thành: thanh long, chanh, quất, chuối, dứa,...

+ Giá thể (luống cát hoặc bầu đất)

  • Tạo luống giâm cành bằng cát, chiều cao khoảng 30cm, rộng 60-80cm.
  • Đóng bầu giâm cành với kích thước chiều dài x chiều rộng là 20cm x 15cm với giá thể trộn đều gồm đất và xơ dừa theo tỉ lệ 80:20 hoặc 100% xơ dừa đã xử lý.

- Dụng cụ:

+ Thuốc trừ nấm phổ rộng.

+ Chất kích thích ra rễ.

+ Kéo cắt cành, dao, găng tay, xẻng.

Nội dung 2: Thời vụ giâm cành

Em hãy cho biết: Thời điểm giâm cành ở nước ta thích hợp vào thời gian nào?

Video trình bày nội dung:

- Miền Nam: quanh năm.

- Miền Bắc: trừ mùa đông. 

2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Em hãy thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

  • Em hãy nêu các bước tiến hành giâm cành.
  • Cần chú ý những gì khi tiến hành giâm cành?

Video trình bày nội dung:

- Các bước tiến hành: 

Bước 1: Chọn cành giâm

Cành đã trưởng thành (cành bánh tẻ), cành ngoài tán không bị sâu bệnh.

Bước 2: Cắt đoạn cành giâm.

+ Cây ăn quả thân gỗ: cắt đoạn cành đường kính <2 cm, ≥ 2 mầm ngủ, chiều dài khoảng 10-20cm, cắt vát một bên đoạn cành giâm góc 30-40o

+ Cây ăn quả thân mềm: chọn cành giâm dài 30-50cm, cắt gốc cành giâm 3-5cm, sâu vào tận lõi gỗ, loại bỏ phần xanh mềm.

BÀI 3. THỰC HÀNH NHÂN GIỐNG CÂY ĂN QUẢ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH

+ Cây chuối, dứa: cắt thân (củ chuối) thành các phần có vỏ thân chứa mầm ngủ có kích cỡ 3-5cm.

Bước 3: Xử lí cành giâm.

+ Nhúng phần cắt gốc ở cành giâm vào thuốc trừ nấm. Có thể nhúng thêm với chất kích thích ra rễ.

+ Làm khô vết cắt đối với cây thân mềm: cếp cành đã có lõi nhúng thuốc vào nơi khô ráo, che nắng, che mưa trong 305 ngày.

Bước 4: Cắm cành giâm.

+ Cắm phân gốc ngập sâu 1/3 chiều dài cành, cách nhau 10-15cm trong giá thể cát đối với thân mềm;

+ Thân gỗ cắm sát nhau hoặc cắm một cành trong bầu.

Bước 5: Chăm sóc cành giâm

+ Giá thể cần duy trì độ ẩm 70-80% bằng 1-2 ngày phun nước 1 lần.

+ Sau 20-25 ngày, cành giâm ở luống được đem vào trồng trong bầu đến khi ra vườn sản xuất.

- Lưu ý: 

+ Chọn đúng thời điểm ghép

+ Đảm bảo cây mẹ và cành con đều khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

+ Chọn cành mẹ có đường kính phù hợp với cành con để đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả.

+ Sử dụng dao ghép sắc để cắt sạch và chính xác.

+ Băng keo dán và chất bảo vệ vết cắt để bảo vệ vết cắt sau khi ghép.

+  Lựa chọn phương pháp ghép phù hợp như ghép mắt, ghép hình chữ T, hoặc ghép chồi trên tùy vào loại cây và mục đích ghép.

+Đảm bảo cành con và cây mẹ có mặt cắt phù hợp với nhau để tiếp xúc tối đa và nhanh chóng hợp thể.

+ Sau khi ghép xong, sử dụng băng keo dán để bảo vệ vết cắt và giữ cho cành ghép ổn định.

+ Đảm bảo cây được chăm sóc đúng cách sau khi ghép để tăng cường khả năng chuyển hóa và tăng sức đề kháng.

+ Đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng, nước và dinh dưỡng cho cây sau khi ghép để tăng cường sự phát triển của cây.

.......

Nội dung video Bài 3 Thực hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác