Video giảng công nghệ 4 Chân trời bài Ôn tập phần 1 Công nghệ và đời sống
Video giảng công nghệ 4 Chân trời bài Ôn tập phần 1 Công nghệ và đời sống. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP PHẦN 1. CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Chào mừng các em quay lại trở lại với tiết học của ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Trình bày được tóm tắt những kiến thức đã học về công nghệ và đời sống.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong Phần 1 để trả lời các câu hỏi xoay quanh chủ đề Công nghệ và đời sống.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng thảo luận trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm ngắn sau.
Câu hỏi 1: Khi nào cần bón phân bổ sung cho cây cảnh trồng trong chậu?
A. Bón đều đặn, định kì cho cây.
B. Khi thấy cây vàng lá, không đều màu.
C. Khi thấy cây phát triển tốt, lá xanh tươi.
D. Khi thấy xuất hiện sâu.
Câu hỏi 2: Khi tưới nước cho cây dừa cạn cần lưu ý gì?
A. Tưới lượng nước vừa đủ (2 lần/ ngày).
B. Tưới phun sương (1 lần/ tuần).
C. Tưới càng nhiều càng tốt.
D. Tưới càng ít càng tốt.
Câu hỏi 3: Hình ảnh dưới đây nêu lên công dụng nào của hoa và cây cảnh đối với đời sống?
A. Dùng để làm thực phẩm, chế biến tinh dầu.
B. Dùng để làm quà tặng.
C. Tạo bóng mát, làm đẹp không gian.
D. Trang trí đường hoa ngày Tết.
Câu hỏi 4: Cây nào sau đây không nở hoa?
A. Cây hoa mười giờ.
B. Cây xương rồng.
C. Cây dương xỉ.
D. Cây phượng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Các em hãy Tóm tắt nội dung chính đã học ở Phần 1 theo dạng sơ đồ tư duy dựa theo những câu hỏi sau.
Video trình bày nội dung:
Câu 1:
Một số loại hoa và cây cảnh:
- Loại hoa: hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc...
- Cây cảnh: cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam...
Câu 2:
Một số lợi ích chính của hoa và cây cảnh là: dùng làm đẹp cho không gian sống, làm quà tặng, thực phẩm, hương liệu, giúp thanh lọc không khí...
Câu 3:
Cần chăm sóc hoa và cây cảnh để giúp cho cây sống và phát triển tốt.
Câu 4:
Những dụng cụ cần thiết để trồng hoa và cây cảnh trong chậu là: găng tay, xẻng nhỏ, chĩa ba, bình tưới cây, kéo cắt cành...
Câu 5:
- Các bước gieo hạt:
+ Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ.
+ Cho giá thể vào chậu.
+ Gieo hạt giống và chậu theo trình tự
+ Tưới nước
- Các bước trồng cây cảnh:
+ Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ.
+ Cho giá thể vào chậu.
+ Trồng cây cảnh vào chậu theo trình tự.
+ Tưới nước.
Câu 6:
Những công việc chính để chăm sóc hoa và cây cảnh là: tưới, tiêu nước; tỉa, giặm; làm cỏ, vun xới; bón phân; cung cấp ánh sáng; vệ sinh cây và bắt sâu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
“Vào dịp tết Nguyên đán, việc trang trí ngôi nhà bằng cây hoặc cành …, cây hoặc cành… đã trở thành một nét đẹp văn hoá của người dân Việt Nam, tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui và tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc.”
A. Hồng, sen.
B. Ly, cúc.
C. Cúc, mai.
D. Đào, mai.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là D. Đào, mai.
Câu 2: Bình tưới cây được dùng làm gì?
A. Đổ nước vào bình và tưới/ xịt lên cây.
B. Xúc đất trồng cây.
C. Đào nhổ bỏ cây.
D. Đeo vào tay để chăm sóc cây.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. Đổ nước vào bình và tưới/ xịt lên cây.
Câu 3: Bước đầu tiên của gieo hạt giống là gì?
A. Cho giá thể vào chậu cho đến khi giá thể cách miệng chậu từ 2cm đến 5cm.
B. Gieo hạt giống đã được xử lí vài chậu. Sau khi gieo cần lấp giá thể kín hạt.
C. Chuẩn bị vật liệu, vật dụng, dụng cụ gieo hạt.
D. Tưới nước.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. Cho giá thể vào chậu cho đến khi giá thể cách miệng chậu từ 2cm đến 5cm.
………..
Nội dung video Ôn tập Phần 1 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.