Video giảng Công dân 9 kết nối Bài 4: Khách quan và công bằng
Video giảng Công dân 9 kết nối Bài 4: Khách quan và công bằng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Nhận biết được những biểu hiện khách quan, công bằng.
- Hiểu được ý nghĩa của khách quan, công bằng; tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng.
- Thể hiện được thái độ khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày; Phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Khách quan và công bằng là những giá trị cốt lõi trong cuộc sống của mỗi người. Em có biết những câu ca dao, tục ngữ nào nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của công bằng và khách quan không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Khách quan và biểu hiện của khách quan
Trong học tập và cuộc sống, chúng ta cần rèn luyện tư duy khách quan để đưa ra những quyết định đúng đắn. Em có thể chỉ ra những biểu hiện cụ thể của tính khách quan và ý nghĩa mà nó mang lại không?
Video trình bày nội dung:
- Để thực hiện được tính khách quan, người cán bộ kiểm sát phải “chí công vô tư, luôn tôn trọng sự thật khách quan; giải quyết công việc theo đúng pháp luật và quy định của Ngành; không vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, không thiên vị hoặc áp đặt định kiến cá nhân chủ quan bất cứ bên nào trong giải quyết vụ án, vụ việc....
Nếu họ thiếu khách quan trong công việc sẽ dẫn tới oan sai, xét xử không đúng người, đúng tội, làm mất niềm tin trong nhân dân, làm suy giảm hiệu lực và sức mạnh của bộ máy nhà nước.
- Biểu hiện của khách quan: xuất phát từ thực tế, phản ánh thực tế một cách trung thực, tôn trọng sự thật, đánh giá đối tượng dựa trên dữ liệu có thể quan sát, đo lường và chứng minh được.
- Ý nghĩa của khách quan: Khách quan giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng bản chất của sự vật, sự việc, con người, từ đó có các quyết định chính xác trong công việc và cách ứng xử văn hoá trong các mối quan hệ.
- Nếu nhận thức và hành vi thiếu khách quan sẽ dẫn tới những sai lầm trong công việc và ứng xử, ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ.
Nội dung 2: Công bằng và biểu hiện của công bằng
Công bằng không chỉ là một giá trị đạo đức mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. Em có thể nêu những ví dụ về biểu hiện của công bằng trong cuộc sống và phân tích vai trò của nó đối với cộng đồng không?
Video trình bày nội dung:
- Biểu hiện: đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử.
- Công bằng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân, giúp con người có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, tự tin hơn trong cuộc sống. Công bằng cũng góp phần xây dựng xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh. Trái lại, thiếu công bằng sẽ dẫn tới bất công, bất bình đẳng, mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.
Nội dung 3: Rèn luyện thái độ khách quan, công bằng
Thái độ khách quan và công bằng không phải là điều dễ dàng có được mà cần rèn luyện qua từng ngày. Em nghĩ chúng ta cần làm gì để phát triển hai phẩm chất này trong cuộc sống hàng ngày?
Video trình bày nội dung:
- Nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc khách quan, tôn trọng, bảo vệ lẽ phải.
- Không định kiến, thiên vị trong việc đánh giá việc làm của bản thân và những người xung quanh.
- Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức bài, chúng ta hãy cùng nhau giải các bài tập dưới đây nhé.
Câu 1: Là học sinh trung học, em cần làm gì để rèn luyện tính khách quan, công bằng?
A. Ủng hộ cho các tổ chức chống phá nhà nước.
B. Nhìn nhận, đánh giá sự vật theo góc nhìn của bản thân.
C. Bảo vệ mọi việc làm của người thân mình.
D. Phê phán các biểu hiện thiếu khách quan, công bằng.
Câu 2: Câu “Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu” nói về điều gì?
A. Tinh thần thiếu công bằng, khách quan vì không
B. Nguyên tắc công bằng, ai cũng phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
C. Thể hiện tinh thần khách quan, công bằng vì cần bằng chứng để chứng minh tội phạm.
D. Thể hiện không công bằng, không đảm bảo sự bình đẳng.
…
Nội dung video bài 4: Khách quan và công bằng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.