Slide bài giảng Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam

Slide điện tử bài 4: Một số hiểu biết về chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

  1. MỞ ĐẦU

Bạn A cho rằng chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là vấn đề rất phức tạp. Để góp phần phòng, chống chiến lược này, học sinh chưa thể làm gì khác ngoài việc học tập theo chương trình giáo dục phổ thông. Em có đồng ý với bạn A không? Vì sao?

Trả lời rút gọn:

Không đồng ý với bạn A vì: Bên cạnh việc học tập, học sinh cũng cần được trang bị kỹ năng sống, kỹ năng xã hội và nhận thức chính trị để có thể nhìn nhận và xử lý các tình huống một cách chín chắn và thông minh. 

I. KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" VÀ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ

1. Khái niệm

  1. Câu 1: Thế nào là chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ?

Trả lời rút gọn:

- “Diễn biến hoà bình”: chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự.

- Bạo loạn lật đổ: hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, lực lượng đối lập trong nước hoặc câu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

2. Mối quan hệ giữa chiến lược “diễn biến hoà bình” và bạo loạn lật đổ

Câu 2: Chiến lược "diễn biến hoà bình" và bạo loạn lật đổ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- “Diễn biến hoà bình” làm cho đối phương suy yếu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh,... tạo cơ sở tiền đề và thời cơ để bạo loạn lật đổ diễn ra.

- Bạo loạn lật đổ là hệ quả tất yếu đồng thời là nhân tố thúc đẩy “diễn biến hòa bình" diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, gây ra hậu quả nặng nề hơn. Bạo loạn lật đổ thực hiện mục tiêu cuối cùng của chiến lược “diễn biến hoà bình".

Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa khái niệm chiến lược "diễn biến hoà bình" và khái niệm bạo loạn lật đổ.

Trả lời rút gọn:

* Giống nhau: do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ.

* Khác nhau:

- “Diễn biến hoà bình”: thường liên quan đến việc sử dụng các biện pháp phi quân sự, tiến hành bởi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động một cách âm thầm và lâu dài

“Bạo loạn lật đổ” thường liên quan đến việc sử dụng bạo lực và hành động chống phá có tổ chức, hành động có tính chất cấp bách và trực diện hơn.

II. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH", BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình"

Câu 3: Em hãy nêu âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.

 Trả lời rút gọn:

* Âm mưu: Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa 

* Thủ đoạn: 

- Về tư tưởng: Tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kêu gọi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân đạo nước ngoài ở Việt Nam, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam. 

– Về chính trị, xã hội: Phân hoá, chia rẽ hàng ngũ cán bộ trong Chính phủ Việt Nam; tạo phân hoá giữa lối sống của cán bộ, đảng viên với quần chúng, nhân dân lao động; tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức phản động ….

– Về kinh tế: Phá hoại các chính sách kinh tế của Việt Nam; hình thành các liên minh về kinh tế giữa các nước lớn để gây sức ép với Việt Nam; đưa ra các luật chống phá kinh tế, kéo dài các dự luật trừng phạt kinh tế,...

- Về quốc phòng và an ninh: Xuyên tạc để xóa bỏ hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, gây mâu thuẫn, chia rẽ quân với dân, quân đội với công an; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang…

- Về văn hoá, giáo dục: Làm rối loạn hệ thống giá trị đích thực của nền văn hoá Việt Nam; thúc đẩy cải cách văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thông, giáo dục, đào tạo theo khuynh hướng cực đoan, đối lập.

  1. 2. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện bạo loạn lật đỗ
  2. Câu 4: Các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam thực hiện bạo loạn lật đổ với âm mưu, thủ đoạn nào?
  3. Trả lời rút gọn:

* Âm mưu: Gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từ đó lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

* Thủ đoạn

- Chuẩn bị gây bạo loạn lật đổ:

+ Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội kích động tư tưởng chống chính quyền, xuyên tạc, thổi phồng những tiêu cực 

+ Lôi kéo, mua chuộc, lừa bịp, ép buộc quần chúng, nhân dân lao động biểu tình trái pháp luật, chống chính quyền địa phương;

+ Mua sắm, tàng trữ vũ khí, phương tiện bằng cách móc nối với cán bộ trong nội bộ, các thế lực thù địch ở nước ngoài;

– Tiến hành bạo loạn lật đổ: 

+ Lợi dụng thời cơ khi tình hình chính trị quốc tế, khu vực, các nước láng giềng có biến động, trong nước diễn ra các sự kiện chính trị lớn, khi xảy ra gây rối an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.... 

+ Tiến hành bạo loạn từ nhỏ đến vừa và lớn, tập trung đánh chiếm trụ sở chính quyền các cấp, trung tâm thông tin, tài chính…

+ Mở rộng phạm vi bạo loạn bằng cách tiếp tục tập hợp lực lượng, câu kết với các đối tượng thù địch ở các địa bàn khác, quốc tế hoá vụ bạo loạn,... 

+ Lợi dụng ưu thế truyền tin nhanh, rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội để đưa tin, xuyên tạc, bóp méo sự thật

Luyện tập

Câu 2: Em hãy so sánh âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hoà bình" và bạo loạn lật đổ.

Trả lời rút gọn:

- Giống nhau: nhằm vào mục tiêu thay đổi chính trị, xã hội và kinh tế của một quốc gia.

- Khác nhau:

+ Âm mưu:

Chiến lược "diễn biến hòa bình": xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa và thúc đẩy tư bản chủ nghĩa, tập trung vào việc tác động tư tưởng và phân hoá xã hội.

"Bạo loạn lật đổ": muốn gây rối loạn an ninh chính trị và lật đổ chính quyền, tập trung vào việc kích động, mua chuộc và tạo ra lực lượng vũ trang để gây rối loạn.

+ Thủ đoạn:

"Diễn biến hoà bình": các hoạt động tuyên truyền và phân hoá được thực hiện thông qua việc xuyên tạc tư tưởng và lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, đặt nặng mặt phá hoại văn hoá, giáo dục và thông tin

 "Bạo loạn lật đổ" sử dụng cả việc mua bán vũ khí và chuẩn bị tài chính từ các tổ chức thù địch, tập trung vào việc tạo ra tình huống bạo lực và tận dụng sự bất mãn của nhân dân để gây rối loạn.

III. PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ

1. Em hãy nêu một số giải pháp phòng, chống chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ.

Câu 6: Theo em, những nét chính về nghệ thuật quân sự được thể hiện trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là gì?

Trả lời rút gọn:

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

– Xây dựng hệ thống chính trị, nhất là bộ máy chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở

- Xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; 

– Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; thực hiện tốt chính sách văn hoá đối với tôn giáo, dân tộc thiểu số.

– Chủ động hội nhập quốc tế; phát triển quan hệ với các nước, nhất là các nước đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.

- Phòng ngừa không để xảy ra điểm nóng; khi xảy ra điểm nóng, giải quyết dứt điểm, nhanh gọn, không để bùng phát lan rộng, kéo dài.

III. ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM SAU 1975

2. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ

Câu 6: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ?

Trả lời rút gọn:

- Tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động giáo dục, tuyên truyền do nhà trường và địa phương tổ chức

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương 

– Thực hiện các hành vi và ứng xử trên mạng xã hội đúng quy định của pháp luật, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc 

– Phát hiện, cung cấp cho nhà trường và địa phương nơi cư trú thông tin về các hành vi sử dụng không gian mạng để đăng tải, phát tán nội dung phản động; xuyên tạc lịch sử, 

-...

Luyện tập 

Câu 3: Một người khách đến cửa hàng photocopy vừa khai trương của nhà An và nói: "Tôi muốn sao tài liệu này thành 500 bản, tôi sẽ trả giá gấp đôi". Em trai An vội nhận lời và bật máy định làm ngay vì đây là khách hàng đầu tiên. Khi An đọc tiêu đề tài liệu thì biết tài liệu này không được phép lưu hành ở Việt Nam.

Theo em, An sẽ xử trí như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Ngừng ngay việc sao chép. 

- Giải thích cho khách hàng là vi phạm pháp luật. 

- Đề xuất cho khách hàng các phương án khác để giải quyết nhu cầu của họ mà không vi phạm quy định pháp luật

Câu 4: Minh và Bình vừa đăng kí là thành viên của một nhóm trên Facebook. Trên mạng xã hội vừa đưa hình ảnh mấy chục người tụ tập gây rối trật tự công cộng ở một rạp chiếu phim thuộc xã X. Bình nói với Minh: "Mình sẽ chia sẻ trên nhóm vừa tham gia những hình ảnh này nhưng sửa thành: "Liên tục trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn huyện Y có hàng trăm người tụ tập, gây rối trật tự công cộng ở rạp chiếu phim, sân vận động, công viên, đường phố,...". Số người theo dõi Facebook của mình sẽ tăng vọt cho mà xem".

Nếu là Minh, em sẽ xử trí như thế nào?

Trả lời rút gọn:

- Không đồng ý với Bình về việc chia sẻ hình ảnh và sửa nội dung như vậy trên nhóm Facebook. 

- Đề xuất với Bình việc chia sẻ thông tin chính xác và đúng sự thật về tình hình gây rối trật tự công cộng.

Câu 5: Dũng học rất giỏi môn Tin học, đặc biệt là khả năng chọn chính xác từ khóa để sử dụng hiệu quả công cụ tìm kiếm trên internet. Một hôm, Dũng được một nhóm trên Facebook mời tập hợp thông tin nóng trong ngày về các câu chuyện học sinh xích mích, cãi cọ, mâu thuẫn, xô xát, đánh nhau,... rồi chia sẻ để càng nhiều người biết càng tốt, kèm theo lời mời có mức thù lao khá hấp dẫn đối với một học sinh.

Em hãy tư vấn cho Dũng.

Trả lời rút gọn:

- Từ chối tham gia hoặc chia sẻ thông tin liên quan đến các câu chuyện xích mích, cãi cọ, mâu thuẫn, xô xát, đánh nhau giữa học sinh trên mạng xã hội. 

- Sử dụng khả năng của mình để chia sẻ những thông tin tích cực, giáo dục hoặc động viên các học sinh trong cộng đồng. 

  1.  
  2. Câu 6: Bạn Quân học lớp 12, có em trai là Quang học lớp 10. Chiều Chủ nhật tuần này, trường của Quang tổ chức ngoại khóa với chủ đề "Phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng – Những điều học sinh cần biết". Chủ trì trao đổi, thảo luận là các cô, chú ở Công an huyện. Quang định nói với bố mẹ viết giấy xin phép không tham gia buổi ngoại khoá này vì Quang là tiền đạo trong đội bóng của xã và sẽ thi đấu trận chung kết đúng vào thời gian ngoại khóa diễn ra. Nếu em là Quân, em sẽ xử trí như thế nào?
  3. Trả lời rút gọn:

- Khuyến khích em trai tham gia buổi ngoại khoá về "Phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng".

- Giải thích cho Quang rằng việc hiểu biết về an ninh mạng không chỉ giúp an toàn cho bản thân mình mà còn giúp bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình. 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

- Những hành vi học sinh không được làm để góp phần phòng, chống chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ.

- Những hoạt động ở địa phương nơi em học tập, sinh sống để phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ.

Trả lời rút gọn:

- Không tham gia vào các hoạt động phá hoại, gây rối trật tự công cộng hoặc các hành vi xúi giục gây mất ổn định xã hội.

- Không lan truyền thông tin giả mạo, xuyên tạc hoặc kích động người khác tham gia vào các hoạt động bạo loạn hoặc phản động.

- Không tham gia vào các nhóm, tổ chức có mục tiêu hoặc ý đồ phá hoại trật tự, an ninh quốc gia.

- Không tham gia vào việc lập mạng lưới hoặc tuyển mộ người khác để tham gia vào các hoạt động chống phá pháp luật hoặc chống lại chính phủ.

- Không sử dụng mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông khác để kích động, xuyên tạc thông tin hoặc gây hiểu lầm trong cộng đồng.

- Không tham gia vào việc tuyên truyền, lan truyền các ý kiến hoặc thông điệp phản động, chống phá chính phủ hoặc các tổ chức chính thống.

- Không tham gia vào việc vận động, phổ biến hoặc ủng hộ các hoạt động bạo loạn, lật đổ chính quyền hay gây rối trật tự công cộng.