Slide bài giảng Mĩ thuật 8 cánh diều Bài 3: Thực hành nghệ thuật phù điêu
Slide điện tử Bài 3: Thực hành nghệ thuật phù điêu. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Mĩ thuật 8 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 3: THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT PHÙ ĐIÊU
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV nêu câu hỏi khởi động cho HS:
Em đã từng nhìn thấy hoặc nghe về nghệ thuật phù điêu chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của mình về chúng.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quan sát – nhận thức
- Sáng tạo
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Quan sát - nhận thức
GV cho HS quan sát hình ảnh các bức phù điêu và trả lời câu hỏi:
- Trên mỗi bức phù điêu, hình tượng hoa văn được sử dụng như thế nào?
- Trình bày các kĩ thuật tạo hình của mỗi bức phù điêu?
- Nêu hình tượng và ý nghĩa của mỗi bức phù điêu.
Nội dung ghi nhớ:
* Hình tượng hoa văn:
+ Phù điêu cửa sổ đá - Nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình: Chim công, hình lượn sóng,...
+ Phù điêu Long Phụng: Con rồng, hình lượn sóng,...
+ Mảng chạm tứ linh Long, Nghê, Quy, Hạc; Rồng, rùa,...
+ Gạch bông gió: Hình vuông, hoa,...
+ Phù điêu khám sành, sứ, hoa lá: Chim, hoa lá, muông thú,...
* Các kĩ thuật tạo hình: Chạm thúng, khảm, đắp nổi,...
2. Sáng tạo
- Trình bày các bước tìm ý tưởng tạo hình phù điêu
- Để thực hành tạo hình phù điêu dựa trên mẫu hoa văn có trước, em cần thực hiện theo những bước nào?
- Để tạo hình phù điêu, em cần lưu ý gì?
Nội dung ghi nhớ:
* Các bước tìm ý tưởng cho sản phẩm:
+ Xác định nội dung, chủ đề
+ Chọn hình tượng chính
+ Xác định phương pháp thực hành.
* Các bước thực hành:
+ Bước 1: Dàn đất theo khuôn hình
+ Bước 2: Vẽ hoặc in hình có sẵn trên giấy lên bề mặt đất
+ Bước 3: Khoét bỏ các phần thừa và tạo khối (chú ý khoét từng phần từ mảng lớn tới chi tiết).
+ Bước 4: Tạo các chi tiết, khối và hoàn thiện sản phẩm
* Lưu ý:
+ Có thể lựa chọn chất liệu phù hợp như đất sét, đất nặn, bột, các loại rau củ quả,... để tạo hình phù điêu
+ Dàn mỏng miếng đất theo ý tưởng để dễ thực hiện
+ Có thể vẽ trực tiếp hoa văn lên bề mặt đất hoặc vẽ trên giấy sau đó in lên
+ Có thể gắn các chi tiết (hạt, sỏi, khuy áo,...) lên bề mặt để tạo hiệu quả thẩm mĩ cho bức phù điêu.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Dựa vào kiến thức đã học, hoàn thành bài tập trắc nghiệm dưới đây:
Câu 1: Bước nào sau đây là bước đầu tiên trong quy trình tìm ý tưởng cho sản phẩm?
A. Xác định phương pháp thực hành
B. Chọn hình tượng chính
C. Xác định nội dung, chủ đề
D. Dàn đất theo khuôn hình
Câu 2: Trong các bước thực hành, bước nào bao gồm việc khoét bỏ các phần thừa và tạo khối?
A. Bước 1
B. Bước 2
C. Bước 3
D. Bước 4
Câu 3: Trong quá trình tạo hình phù điêu, chất liệu nào sau đây không được đề xuất sử dụng?
A. Đất sét
B. Đất nặn
C. Bột
D. Kim loại
Gợi ý đáp án:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức và hoàn thành nhanh các bài tập sau:
Câu 1: Thông qua bài học, em có thể vận dụng kiến thức về nghệ thuật phù điêu nào để sáng tạo thêm những sản phẩm khác?
Câu 2: Trong cuộc sống, phù điêu được sử dụng như thế nào?