Slide bài giảng lịch sử 7 cánh diều bài 7: Văn hóa trung quốc (2 tiết)

Slide điện tử bài 7: Văn hóa trung quốc (2 tiết). Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Lịch sử 7 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7. VĂN HÓA TRUNG QUỐC

1. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 7.1, hình 7.2, hãy giới thiệu và nhận xét về một số tư tưởng và tôn giáo của Trung Quốc từ TK VII - giữa TK XIX.

BÀI 7. VĂN HÓA TRUNG QUỐC
BÀI 7. VĂN HÓA TRUNG QUỐC

Giải rút gọn:

- Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc. Thời Tùy, Đường, hệ thống khoa cử được mở rộng, từng bước đưa các nho sĩ trở thành trụ cột của nền hành chính. 

- Dưới thời Đường, Phật giáo rất thịnh hành và được đông đảo các tầng lớp xã hội tôn sùng. 

2. Văn học, sử học

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, hãy giới thiệu và nhận xét về các thành tựu văn học và sử học của Trung Quốc thời phong kiến.

BÀI 7. VĂN HÓA TRUNG QUỐC

 

Giải rút gọn:

- Thành tựu về văn học: có nhiều thành tựu tiêu biểu ở các thể loại: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi.

+ Thời Đường, thơ ca Trung Quốc phát triển đến định cao với khoảng 2 000 nhà thơ và 50 000 tác phẩm.

+ Dưới thời Minh, Thanh, tiểu thuyết chương hồi phát triển với nhiều kiệt tác

- Thành tựu về sử học:  Vào thời Đường, cơ quan chép sử nhà nước được thành lập, gọi là Sử quán. Nền sử học Trung Quốc có nhiều công trình lớn, tiêu biểu là 26 bộ sử của các triều đại, như Tống sử, Nguyên sử, Minh sử, Thanh thực lục.... 

3. Nghệ thuật

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 7.4, hãy giới thiệu và nhận xét về các thành tựu nghệ thuật tiêu biểu của Trung Quốc đối với TK VII - XIX.

BÀI 7. VĂN HÓA TRUNG QUỐC

Giải rút gọn:

- Nghệ thuật Trung Quốc phát triển đa dạng, đạt tới trình độ cao ở nhiều lĩnh vực

- Nhiều công trình kiến trúc đặc sắc đã trở thành biểu tượng của văn hoá Trung Quốc

4. Khoa học và kĩ thuật

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 7.5 hãy:

- Trình bày các thành tựu về khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc

- Đánh giá tầm quan trọng của các phát minh khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc.

BÀI 7. VĂN HÓA TRUNG QUỐC

Giải rút gọn:

- Những phát minh khoa học, kĩ thuật từ thời kì cổ đại của Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn minh nhân loại.

+ Nghề dệt lụa tơ tằm, làm giấy, làm gốm, chế tạo thuốc súng, khai thác hầm mỏ, chế tạo bánh lái tàu thuyền, cải tiến la bàn đi biển,...

+ Sự phát triển kĩ thuật in giúp gia tăng lượng sách và hoạt động truyền bá tri thức.

+ Từ thế kỉ XI, thuốc súng bắt đầu được người Trung Quốc sử dụng làm vũ khí.

- Đánh giá tầm quan trọng các phát minh khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc: các thành tựu văn hoá của Trung Quốc không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng tới khu vực châu Á và thế giới.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Câu 1: Giới thiệu các thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.

Giải rút gọn:

- Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống chính trị, xã hội Trung Quốc

- Văn học: phú, thơ, từ, kịch, tiểu thuyết chương hồi.

- Sử học: có truyền thống biên soạn lịch sử, được thực hiện bởi cả nhà nước và tư nhân.

- Khoa học, kĩ thuật: Nghề dệt lụa, làm giấy, , nghệ thuật in khắc gỗ, thuốc súng,..

- Nghệ thuật: nhiều công trình điêu khắc,…

Câu 2: Văn hoá Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng nào cho lịch sử nhân loại?

Giải rút gọn:

Không chỉ thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng tới khu vực châu Á và thế giới.

Câu 3: Hãy sưu tầm tư liệu về ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ở khu vực châu Á, đề giới thiệu cho thầy cô và bạn cùng lớp.

Giải rút gọn:

- Ảnh hưởng văn hoá tư tưởng Nho giáo:

+ Khoa cử được tổ chức một cách quy củ hơn thời xưa rất nhiều

+ Khu vực Đông Á của Trung Quốc đã trở thành một mô hình chính của ở chế độ quân chủ tập quyền.

+ Tầng lớp thuộc giới Nho sĩ ngày càng phát triển. Không thể không kể đến những nhà nho như Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Trương Hán Siêu.