Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 10 chân trời bài 18: Hệ thống pháp luật Việt Nam và văn bản pháp luật Việt Nam

Slide điện tử bài 18: Hệ thống pháp luật Việt Nam và văn bản pháp luật Việt Nam. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 18: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

A. KHỞI ĐỘNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Quan sát hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về một trong năm văn bản quy phạm pháp luật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  • Tìm hiểu hệ thống pháp luật 

  • Tìm hiểu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật

  • Luyện tập 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu hệ thống pháp luật 

+ Theo em, hệ thống pháp luật là gì? 

+ Hệ thống pháp luật được cấu thành từ những yếu tố nào? Lấy ví dụ minh hoạ từng yếu tố. 

Nội dung ghi nhớ: 

- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trọng của pháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. 

- Các bộ phận cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật gồm: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, ngành luật.

Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam 

+ Văn bản quy phạm pháp luật là gì? 

+ Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt nam được cấu trúc như thế nào?

+ Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?

+ Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?

Nội dung ghi nhớ: 

- Văn bản pháp luật bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật. 

+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật.

+ Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản có chứa các quy tắc xử sự cá biệt mang tính quyền lực Nhà nước do cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật đỉnh trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật, đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền, nghĩa vụ cụ thể của cả nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vì phạm pháp luật 

Hoạt động 3: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật 

+ Theo em, trong các hành vi trên, hành vi nào chấp hành đúng pháp luật? 

+ HS trung học phổ thông nên có thái độ như thế nào đối với hành vi vi phạm pháp luật.

Nội dung ghi nhớ: 

- Hành vi ở hình 2,3,4 chấp hành đúng pháp luật.

- HS trung học phổ thông cần phải học tập và thực hiện đúng pháp luật 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Văn bản quy phạm pháp luật là

A. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

B. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

C. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và dược Nhà nước bảo đảm thực hiện.

D. Văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận nhäừm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Câu 2: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết liên tịch là

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Chính phủ.

D. Thủ tướng.

Câu 3: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa năm 2013 là

A. Luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Luật chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

C. Luật chủ yếu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Luật cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 4: Cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư là

A. Chính Phủ.

B. Thủ tướng.

C. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

D. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Câu 5: Nhận định sai là

A. Chế định pháp luật không phải là một yếu tố trong hệ thống pháp luật về mặt cấu trúc.

B. Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.

C. Hệ thống pháp luật chính là tập hợp có tính hệ thống của tất cá các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật.

D. Căn cứ phân định các ngành luật chỉ có tính tương dối.

Nội dung ghi nhớ: 

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5: A