Slide bài giảng HĐTN 8 bản 2 Chân trời Chủ đề 1: Hoạt động 4

Slide điện tử Chủ đề 1: Hoạt động 4. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn HĐTN 8 bản 2 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN MỘT SỐ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN

HOẠT ĐỘNG 1

Tìm hiểu một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.

Câu 1: Gọi tên một số nét tính cách và mô tả các nét tính cách đó.

Trả lời rút gọn:

- Thân thiện: Thể hiện sự cởi mở

- Hoạt bát: Năng động tích cực trong các sự kiện của nhà trường

Câu 2: Chỉ ra một số nét tính cách của người mà em yêu thích.

Trả lời rút gọn:

- Thẳng thắn

- Nhiệt tình

- Dịu dàng

Câu 3: Chỉ ra một số nét tính cách tích cực và chưa tích cực của bản thân

Trả lời rút gọn:

- Tính tích cực: Hoạt bát, tốt bụng, nghị lực

- Thiếu tích cực: Chậm chạp, vội vàng, đôi lúc hơi ẩu

Câu 4: Chia sẻ ảnh hưởng của những nét tính cách đến học tập và các mối quan hệ khác.

Trả lời rút gọn:

- Chu đáo với mọi người mang lại cho em sự yêu thương và những tình bạn tốt đẹp

- Tính cẩn thận giúp em luôn thực hiện công việc chỉn chu và được thầy, cô tin tưởng khi giao nhiệm vụ

Câu 5: Trao đổi cách khắc phục nét tính cách chưa tích cực của bản thân

Trả lời rút gọn:

- Động viên bản thân tích cần bình tĩnh và suy xét vấn đề theo hướng tích cực.

 - Đơn giản hóa vấn đề, tránh trầm trọng hóa vấn đề.

HOẠT ĐỘNG 2

Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của bản thân

Câu 1: Chỉ ra những thay đổi trong cảm xúc của nhân vật trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Q đang cáu giận với bạn thân và muốn quát thật to nhưng ngay lúc ấy, Q tự nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh và hít một hơi thật sâu. Q nghĩ đến những việc tích cực mà bạn đã làm cho mình và cảm xúc cáu giận dần nguôi ngoai.

Trả lời rút gọn:

Bạn Q đã thay đổi cảm xúc từ bực tức và sau đó thành nguôi ngoai kiểm soát sự tức giận của mình bằng cách hít một hơi thật sâu.

Tình huống 2: T vừa đi, vừa nói chuyện vui vẻ với bạn thì nhìn thấy một cậu bé lấm lem, ngồi bên đường, đang ăn bát cơm nguội, T bồng khựng lại, vẻ mặt trở nên ưu tư và nói: "Thương cậu bé kia quái Mình có thể làm gì đây?

Trả lời rút gọn:

Cảm xúc của bạn T thay đổi thành sự thương cảm, bạn T thể hiện sự thương cảm với sự khó khăn của cậu bé bên đường.

HOẠT ĐỘNG 3

Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Câu 1: Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân

Trả lời rút gọn:

- Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều;

- Tách mình ra khỏi không gian,,đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực

- Tâm sự, chia sẻ với người đáng tin cậy.

Câu 2: Xây dựng kịch bản và đóng vai để điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Dạo này H buồn vì bố mẹ không hiểu mình, thường hay la, mắng mình

Trả lời rút gọn:

3 người đóng vai H và bố mẹ của H, diễn lại cảnh bố mẹ mắng và sau đó tự điều chỉnh cảm xúc của mình, hít thở sâu và nói lên cảm nghĩ của mình với bố mẹ.

Tình huống 2: K và T là bạn thân với nhau từ nhỏ. K rất bức xúc khi nghe thông tin T đã nói không đúng về mình và nhóm bạn trong lớp

Trả lời rút gọn:

Phân vai đóng K và T và vài bạn nữa. Diễn lại cảnh T đã nói không đúng về mình và nhóm bạn trong lớp và cảnh K được nghe về việc đó. Sau đó thực hành điều chỉnh cảm xúc và nói chuyện với T.

Tình huống 3: M luôn cố gắng học tập nhưng kết quả chưa được cài thiện. M cảm thấy thất vọng với bản thân và nghĩ rằng: "Mình là đứa trẻ kém thông minh nên không thể có kết quả học tập tốt được”.

Trả lời rút gọn:

Đóng vai M để biểu tả cảm xúc của M khi tự ti về bản thân và điều chỉnh nó thành suy nghĩ tích cực.

HOẠT ĐỘNG 4

Tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề

Câu 1: Chia sẻ những khó khăn trong giải quyết những vấn đề mà em gặp phải và cách em đã xử lí

Trả lời rút gọn:

- Em ngại khi hỏi lại thầy cô bài vì mình đã không hiểu lúc cô giảng

- Cách khắc phục: Mạnh dạn hơn để hỏi cô hoặc hỏi bạn bè để nhận được sự giúp đỡ

Câu 2: Trao đổi về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp những khó khăn mà em không tự giải quyết được

Trả lời rút gọn:

- Chúng ta có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô, anh chị em hoặc những người thân trong gia đình. 

- Trình bày những khó khăn mà chúng ta gặp phải và nghe sự tư vấn từ họ.

Câu 3: Đóng vai nhân vật ở các tình huống dưới đây để tìm kiếm người hỗ trợ phù hợp khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề

Tình huống 1: P gặp khó khăn trong công việc giao lưu, kết bạn nên P cảm thấy cô đơn.

Trả lời rút gọn:

Bạn nên cởi mở hơn với mọi người, chủ động làm quen với các bạn để có thêm những người bạn mới.

Tình huống 2: Y cảm thấy bố mẹ không hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mình nên ít nói chuyện, tâm sự với bố mẹ. Y biết bố mẹ buồn vì chuyện này nhưng cũng không biết làm thế nào.

Trả lời rút gọn:

Y nên chủ động nói chuyện, chia sẻ mọi thứ với bố mẹ vì bố mẹ là người sinh ra chúng ta, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ ta bất cứ khi nào chúng ta cần và cũng là người yêu thương ta nhất.

Tình huống 3: B muốn nâng cao kết quả học tập môn Toán nhưng cố gắng mãi mà chưa được. B không biết phải làm thế nào để đạt được mục tiêu.

Trả lời rút gọn:

Bên nên luyện tập từng dạng bài, cần tìm hiểu xem mình còn yếu dạng nào rồi tập chung chủ yếu vào luyện tập chỗ đó. Và khắc phục dần dần rồi sẽ đạt được kết quả cao.

CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN MỘT SỐ TÍNH CÁCH CÁ NHÂN

Câu 1: Tính cách ích kỉ thể hiện ở?

Sự thờ ơ với những người xung quanh

Thường đổi hỏi lợi ích cho bản thân

Cả hai đáp án trên đều đúng

Cả hai đáp án trên đều sai

Trả lời rút gọn:

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 2: Tính cách hòa đồng thể hiện ở?

Sự vui vẻ với mọi người

Sự cởi mở với mọi người

Sự thân thiện với mọi người

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?

Quyết đoán

Dễ cáu giận

Thiếu chính kiến

Lười biếng

Trả lời rút gọn:

Quyết đoán

Câu 4: Đâu là nét tính cách tiêu cực?

Dễ cáu giận

Thiếu chính kiến

Đố kị

Tất cả các đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Đâu là nét tính cách sẽ được mọi người yêu quý?

Lười biếng

Chu đáo

Đố kị

Thiếu chính kiến

Trả lời rút gọn:

Chu đáo

Câu 6: Chu đáo với mọi người sẽ đem lại?

Sự yêu thương của mọi người

Những tình bạn tốt đẹp

Cả hai đáp án trên đều đúng

Cả hai đáp án trên đều sai

Trả lời rút gọn:

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 7: Tính cẩn thận giúp em điều gì?

Luôn thực hiện công việc chỉnh chu

Được thầy cô tin tưởng khi giao nhiệm vụ

Có được sự tin tưởng của mọi người xung quanh

Tất cả các đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Đâu là nét tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em?

Tính cẩn thận

Tính hòa đồng

Tính ích kỉ

Tính chu đáo

Trả lời rút gọn:

Tính ích kỉ

Câu 9: Việc nào khiến em bị cản trở hoàn thành công việc?

Việc cẩn thận trong mọi việc

Việc thiếu ý chí

Việc chu đáo với mọi người

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Việc thiếu ý chí

Câu 10: Biểu hiện của sự thiếu kiên nhẫn là?

Thường xuyên bỏ dở nhiệm vụ giữa chừng

Chưa nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ

Gặp khó khăn thì bỏ dở việc

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 11: Đâu là biện pháp nên làm để khắc phục tính thiếu kiên nhẫn?

Đưa ra lời hứa và quyết tâm thực hiện đúng hạn các nhiệm vụ học tập được giao

nếu có khó khăn thì không nản chí mà luôn chủ động tìm sự hỗ trợ, quyết tâm hòan thành nhiệm vụ

Thực hiện công việc theo đúng mục tiêu đề ra

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Cho tình huống: T vừa đi, vừa nói chuyện vui vẻ với bạn thì nhìn thấy một cậu bé lấm lem, ngồi bên đường, đang ăn bát cơm nguội. T bỗng khựng lại, vẻ mặt trở nên ưu tư và nói: "Thương cậu bé kia quá! mình có thể làm gì đây?" Nhân vật T trong tình huống trên đã có sự thay đổi cảm xúc như thế nào?

Từ khó chịu trở nên vui vẻ

Từ vui vẻ trở nên ưu tư, suy nghĩ

Từ vui vẻ trở nên cáu gắt

Đáp án khác

Trả lời rút gọn:

Từ vui vẻ trở nên ưu tư, suy nghĩ

Câu 13: Đâu là cách để giải tỏa cảm xúc tiêu cực?

Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều

Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng  gây cho mình cảm xúc tiêu cực

Tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 14: Khi đang có cảm xúc tiêu cực, em không nên?

Thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều

Tiếp tục ở trong trạng thái tiêu cực cho đến khi không chịu được nữa

Tách mình ra khỏi không gian, đối tượng  gây cho mình cảm xúc tiêu cực

Tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy

Trả lời rút gọn:

Tiếp tục ở trong trạng thái tiêu cực cho đến khi không chịu được nữa

Câu 15: Đâu là biện pháp tạo cảm xúc tích cực?

Tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội với nhóm bạn

Tham gia hoạt động thể dục thể thao

Làm những việc theo sở thích

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 16: Đâu là việc em nên làm?

Tạo niềm vui cho mình và mọi người

Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi

Ở trong môi trường tiêu cực lâu

Đáp án khác

Trả lời rút gọn:

Tạo niềm vui cho mình và mọi người

Câu 17: Ai là người có thể hỗ trợ em khi gặp những khó khăn mà em không tự giải quyết được?

Bạn bè

Bố mẹ người thân

Thầy, cô

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Đâu là cách chia sẻ khi gặp người hỗ trợ?

Trình bày khó khăn khi mà em gặp phải

Nói rõ những điều em mong muốn

Lắng nghe ý kiến tư vấn, hỗ trợ

Cả ba đáp án trên đều đúng

Trả lời rút gọn:

Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 19: Đâu không phải là cách chia sẻ khó khăn khi em gặp người hỗ trợ?

Trình bày khó khăn khi mà em gặp phải

Nói rõ những điều em mong muốn

Lắng nghe ý kiến tư vấn, hỗ trợ

Không nói hết ra suy nghĩ của bản thân

Trả lời rút gọn:

Không nói hết ra suy nghĩ của bản thân

Câu 20: Tình huống: "B muốn nâng cao kết quả học tập môn Toán nhưng cố gắng mãi mà không được. B không biết làm thế nào để hoàn thành mục tiêu." Theo em B nên gặp ai để được hỗ trợ?

Bác hàng xóm

Nhà tư vấn tâm lý

Thầy, cô giáo

Đáp án khác

Trả lời rút gọn:

Thầy, cô giáo.