Slide bài giảng HĐTN 6 cánh diều Chủ đề 8: Giữ gìn nghề xưa - Tuần 30
Slide điện tử Chủ đề 8: Giữ gìn nghề xưa - Tuần 30. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
4. Giao lưu với người làm nghề truyền thống
Câu hỏi: Tham gia giao lưu với người làm nghệ truyền thông ở địa phương theo gợi ý:
Trả lời rút gọn:
Giao lưu với nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm thường xuyên trao đổi, hướng dẫn người làm nghề phương pháp tạo ra sản phẩm lụa tốt nhất ở làng Vạn Phúc. Con dâu cụ Triệu Văn Mão, Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm, người từng được vinh danh là 1 trong 10 công dân Ưu tú Hà Nội năm 2015, hiện là chủ Xưởng dệt lụa Triệu Văn Mão, kể:"Bố tôi là người tâm huyết và rất yêu nghề. Bố tôi đạt được nhiều giải thưởng cao quý như Tinh hoa Việt Nam.
6. Tìm hiểu về nghề truyền thống qua thơ ca, hò, ve
Câu hỏi: Các nhóm thi tìm thơ ca, hò, ve về làng nghề truyền thống.
Trả lời rút gọn:
- Chàng đi trấn chốn phương xa
Nhớ chăng dải đất Cầu Huê quê mình
- Bến trăng sóng nước lung linh
Tấm nâu thiếp nhuộm tình riêng Huê Cầu.
- Muốn ăn bún sốt, lòng tươi,
Có con thì gả cho người làng Đông
7. Khám phá sự phù hợp của cá nhân với nghề truyền thống
Câu hỏi:
- Tìm hiểu về sự liên hệ giữa tính cách, hứng thủ của bản thân với các nghề truyền thống.
- Chia sẻ kết quả tìm hiểu vẻ những nghề truyền thống có thể phù hợp với tính cách và hứng thú đó.
Trả lời rút gọn:
Em cảm thấy mình thích hợp với làng lụa Vạn Phúc. Bởi từ nhỏ em đã rất quen thuộc với các loại vải, lụa để may quần áo. Bản thân em cũng rất yêu thích cái đẹp, rất thích những tấm lụa ướm lên người có thể may lên những bộ váy xinh đẹp.
8. Tim kiếm nghệ nhân tương lai
Câu hỏi: Đóng vai người tuyên dụng và người tham gia tuyển dụng cho nghề truyền thông đề tìm hiểu về những yêu cầu cơ bản của nghệ truyền thống ở địa phương theo gợi ý:
- Người tuyển dụng nêu ra các yêu cầu cơ bản của nghề truyền thông mình đang cần tuyển người.
- Người tham gia tuyển dụng tìm cách thuyết phục “người tuyển dụng” về sự phù hợp của bản thân mình với các yêu cầu của nghề truyền thông.
Công bố kết quả tuyển dụng và tóm tắt các yêu câu cơ bản của nghề truyền thông địa phương.
Trả lời rút gọn:
Bạn biết gì về làng lụa vạn phúc?
Trả lời: Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thủ đô Hà Nội) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm có lịch sử phát triển lâu đời. Các sản phẩm tơ lụa của làng Vạn Phúc đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một nét đẹp văn hóa làng nghề truyền thống Việt Nam.
Những sản phẩm của lụa vạn phúc được làm ra như thế nào?
"Đầu tiên là người ta cho kén tằm vào xoong đun sôi lên, sau đó lấy đũa khoắng đều rồi lọc cho vào vay. Sau đó guồng tơ ra ống để mắc cửu nối vào khung dệt và dệt. Mỗi người một công đoạn, người dệt, người guồng tơ, người suốt, người thì mắc cửi dệt, dệt xong rồi nhuộm. Bình quân mỗi ngày dệt được 5 đến 6 m vải.."
9. Chúng em và nghề truyền thống
Câu hỏi: Trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, phát huy nghề truyền thống.
Trả lời rút gọn:
Trước tình trạng nhiều làng nghề đang bị mai một, những người trẻ tuổi - là tương lai của đất nước, nắm trong tay vận mệnh dân tộc càng cần phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó.
Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống, đồng thời, thay vì sử dụng nhiều vật dụng hiện đại không cần thiết, người trẻ có thể sử dụng chính những sản phẩm thủ công của người lao động nước ta.
10. Quảng bá cho nghề truyền thống
Câu hỏi: Các nhóm sáng tác thông điệp, truyền thông để quảng bá cho nghề truyền thống.
Trả lời rút gọn:
Thông điệp: " Gốm Bát Tràng tinh xảo đến từng centimet"