Slide bài giảng Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều bài Ôn tập

Slide điện tử bài Ôn tập. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP

 

 

Câu hỏi: Trình bày chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.

Lời giải rút gọn:

1. Công tắc

a) Chức năng

Công tắc là thiết bị dùng để đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản. 

b) Cấu tạo

Công tắc gồm các bộ phận chính: vỏ, nút bật tắt và các cực nối điện. 

c) Thông số kĩ thuật

Trên vỏ công tắc có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V).

2. Cầu dao

a) Chức năng

Cầu dao là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản, thường được sử dụng trong các mạng điện công suất nhỏ. Cầu dao đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính của mạng điện. 

b) Cấu tạo

Cầu dao gồm các bộ phận chính: cân đóng cắt, các cực nối điện và vỏ. 

c) Thông số kĩ thuật 

Trên tay gạt của cần đóng cắt của cầu dao có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V). Ví dụ: 15 A - 600 V.

3. Aptomat

a) Chức năng

Aptomat là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay và có khả năng tự động cắt để bảo vệ mạng điện khi xảy ra sự cô như quá tải hoặc ngắn mạch.

b) Cấu tạo

Cấu tạo bên ngoài của aptomat gồm các bộ phận chính: vỏ, cần đóng cắt, các cực nối điện. 

c) Thông số kĩ thuật

Trên vỏ aptomat có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V).

 

Câu hỏi: Mô tả cách sử dụng đồng hồ vạn năng, ampe kìm để đo một số đại lượng.

Lời giải rút gọn:

Cách sử dụng đồng hồ vạn năng:

a) Đo điện áp xoay chiều

Các bước sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiêu (AC):

Bước 1. Chọn đại lượng đo và thang đo.

Vặn núm xoay đến thang đo điện áp xoay chiều.

Bước 2. Tiến hành đo.

- Cắm dây que đo màu đỏ vào giắc cắm V/Ω và dây que đo màu đen vào giắc cắm COM của đồng hồ vạn năng.

- Đặt hai đầu que đo vào hai điểm cần đo điện áp xoay chiều.

Bước 3. Đọc kết quả trên màn hình hiển thị. 

b) Đo thông mạch dây dẫn điện

Các bước sử dụng đồng hồ vạn năng để đo thông mạch dây dẫn điện:

Bước 1. Chọn thang đo và đại lượng đo.

Vặn núm xoay sang chế độ đo thông mạch.

Bước 2. Tiến hành đo.

- Cắm dây que đo màu đen vào giắc cắm V/Ω và dây que đo màu đen vào giắc cắm COM của đồng hồ vạn năng.

- Đặt hai đầu que đo vào hai đầu của dây dẫn điện cần đo thông mạch.

Bước 3. Đọc kết quả đo.

Nếu dây dẫn điện không bị đứt, đồng hồ sẽ kêu tiếng “bíp”, nếu dây dẫn điện bị đứt thì đồng hồ sẽ không kêu.

 

Cách sử dụng ampe kìm

Để đo cường độ dòng điện bằng ampe kìm cần thực hiện theo các bước sau:

Buớc 1. Chọn đại lượng đo và thang đo.

Vặn núm xoay đến thang đo cường độ dòng điện.

Bước 2. Tiến hành đo.

Ấn lẫy mở hàm kìm, lồng hàm kìm vào đoạn dây dẫn điện cân đo cường độ dòng điện.

Bước 3. Đọc kết quả đo trên màn hình hiển thị.

 

Câu hỏi: Một mạng điện đơn giản dùng trong phòng ngủ có kích thước 3x4 m bao gồm hai aptomat, một ổ cắm điện, hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. Hãy:

a) Thiết kế sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạng điện.

b) Lập bảng tính toán chi phí của mạng điện.

Lời giải rút gọn:

a) 

Sơ đồ nguyên lí:

 

Sơ đồ lắp đặt:

b) 

 

STT

Tên thiết bị, vật liệu

Thông số kĩ thuật

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

1

Aptomat

16 A - 250 V

cái

1

67.000 đ

67.000 đ

2

10 A - 250 V

cái

1

60.000 đ

60.000 đ

3

Bóng đèn, đui đèn

250 V - 12 W

bộ

1

63.000 đ

63.000 đ

4

Ổ cắm điện

16 A - 250 V

cái

1

50.000 đ

50.000 đ

5

Công tắc

16 A - 250 V

cái

2

27.000 đ

54.000 đ

6

Dây dẫn điện

2×4,0 mm2

m

5

24.500 đ

122.500 đ

7

2×1,5 mm2

m

5

9.800 đ

49.000 đ

Bảng điện

300×200mm

cái

2

20.000 đ

40.000 đ

Tổng chi phí

505.500 đ

 

Câu hỏi: Trình bày quy trình lắp đặt mạng điện.

Lời giải rút gọn:

Bước 1. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí

Bước 2. Vẽ sơ đồ lắp đặt

Bước 3. Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ

Bước 4. Lắp đặt mạch điện

Bước 5. Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạch điện

 

Câu hỏi: Trình bày đặc điểm và yêu cầu công việc đối với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

Lời giải rút gọn:

1. Sản phẩm lao động

2. Đối tượng lao động

3. Điều kiện làm việc

 

Yêu cầu công việc đối với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà:

1. Về năng lực

- Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kĩ thuật điện như an toàn điện; quy trình thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra mạng điện,...

- Có năng lực thực hiện công việc chuyên môn 

- Có đủ sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp...

2. Về phẩm chất

- Yêu thích công việc, làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm;

- Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác;

- Có ý thức đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ quy trình an toàn điện và bảo vệ môi trường làm việc.