Slide bài giảng công dân 8 cánh diều bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Slide điện tử bài 4: Bảo vệ lẽ phải. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công dân 8 cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 4. BẢO VỆ LẼ PHẢI

 

MỞ ĐẦU

Ai cũng muốn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, chúng ta cần tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

Em hãy kể tên những việc làm đúng, sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học. Theo em, với những việc làm đúng, làm sai đó, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Trả lời rút gọn: 

Tên những việc làm đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học:

- Tuân thủ lịch học;

- Tuân thủ quy định về thời gian điểm danh;

- Dừng xe ở những nơi quy định sẵn;

- Làm bài tập, đọc sách và học tập thật tốt;

- Tuân thủ quy định về trang phục;

Tên những việc làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy của trường học:

- Nói tục chửi bậy trong lớp học;

- Đi học muộn

- Sử dụng đồ vật của trường học để làm những việc không được phép;

- Sử dụng điện thoại di động trong lớp học

- Đi vào các phòng học mà không có sự cho phép của giáo viên;

- Đùa giỡn, nói xấu người khác.

Với những việc làm đúng cần tiếp tục và phát huy, với những việc làm sai cần nghiêm chỉnh nhìn nhận và sửa sai.

KHÁM PHÁ

1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.

CHU VĂN AN VÀ THẤT TRĂM SỐ

     Chu Văn An (1292 – 1370), người Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An tỉnh cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Ông được vua Minh Tông mời làm Quốc Tử giám từ nghiệp, dạy thái tử học. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bay tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ.

     Sau khi dâng “Thất trảm sớ" nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chi Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù ở xa, nhiều học trò cũ làm quan vẫn về thăm ông. Khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kính mến.

(Theo Đại Việt sử ki toàn thư: Bản in Nội các quan bản – Mộc bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697), NXB Khoa học xã hội và Công ty Văn hoá Đông Á, 2010, quyền VII Đại Việt sử kí bản kí toàn thư, tr.300)

Câu hỏi: 

a) Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.

b) Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sớ". Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?

c) Em hiểu thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?

Trả lời rút gọn: 

a) Hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên: 

- Hình ảnh 1: Tuyên truyền mọi người chấp hành quy định về an toàn giao thông

- Hình ảnh 2: "Sao bạn không liên hệ với cơ quan điều tra để cung cấp thông tin về vụ tai nạn giao thông mà bạn chứng kiến hôm qua?"

b) Việc làm đó là bảo vệ lẽ phải. Thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sớ" bởi vì chứng kiến cảnh vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, ông khuyên can vua nhưng vua không nghe. 

c) Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ đúng đắn. Chúng ta cần bảo vệ lẽ phải bởi vì bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ững sử phù hợp; làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội; góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

2. Thực hiện bảo vệ lẽ phải.

Em hãy đọc các trường hợp, tình huống và trả lời câu hỏi

     Trường hợp. Vào năm 2020, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp cả trong nước và trên thế giới, nhiều kẻ xấu đã lợi dụng mạng xã hội để tung tin bịa đặt về số lượng người bị nhiễm bệnh, thậm chí là những ca tử vong tại Việt Nam. Thấy nhiều bạn của mình chia sẻ tin tức sai lệch về tinh hình dịch bệnh trên mạng xã hội, X nhắc nhở mọi người không nên chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng.

     Tình huống 1. Phát hiện cửa hàng của bà K sử dụng các chất độc hại trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, bạn P định báo lên các cơ quan có thẩm quyền thì người thân khuyên không nên làm như vậy, vì việc đó không liên quan đến mình.

      Tình huống 2. Biết bạn thân của mình dạo gần đây bỏ bê học tập, có lần còn bỏ tiết đi chơi nhưng H vẫn coi như không biết gì. Khi cô giáo chủ nhiệm hỏi về tình hình của bạn, H đã trả lời: “Em không biết ạ!”.

Câu hỏi:

a) Em hãy nhận xét cách ứng xử của các bạn học sinh trong mỗi trường hợp và tình huống trên.

b) Nếu là bạn của P và H, em sẽ làm gì để bảo vệ lẽ phải?

Trả lời rút gọn: 

a) Việc làm của X là đúng vì bạn X đã bảo vệ lẽ phải, mặc dù các bạn thấy việc làm của người khác không đúng nhưng các bạn vẫn bao che và giấu diếm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng và cho chính bản thân bạn của mình.

b) Nếu là bạn của H và P, em sẽ khuyên các bạn nên báo cho cơ quan chức năng và giáo viên chủ nhiệm để xử lý các hành vi vi phạm.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em hãy kể những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Trả lời rút gọn: 

- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai 

- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc

- Góp ý thiện chí để bạn sửa đổi khuyết điểm của bản thân

Bài tập 2: Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc, anh S báo cáo với chính quyền.

B. Biết người thân tàng trữ ma tuý trái phép, chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.

C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân hàng thiếu cho khách, chị P đã nhắc nhở bà X.

D. Biết ngày mai là thi cuối kì, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu dễ mang vào phòng thi.

Trả lời rút gọn: 

- Em đồng tình với việc làm A, C. Vì đây là những việc làm tôn trọng lẽ phải.

- Em không đồng tình với việc làm B, D. Vì đây là những việc làm không tôn trọng lẽ phải.

Bài tập 3: Em hãy đọc các tỉnh huống dưới đây và trả lời câu hỏi

a. Gần đây; H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử. Nhiều lần, H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi. K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.

Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên. Nếu chứng kiến việc làm của H, em sẽ khuyên H như thế nào?

b. Hàng xóm nhà T thường gây ồn ào, to tiếng, ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh. Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng.

Nếu là T, em sẽ làm gì?

Trả lời rút gọn: 

a. Việc làm của H là vi phạm nội quy học sinh, hơn nữa lại rủ bạn khác cùng tham gia. Việc làm của K là đúng, là tôn trọng lẽ phải, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy học sinh.

Nếu chứng kiến việc làm của H, em sẽ nói với cô giáo chủ nhiệm hoặc phụ huynh bạn ấy để khuyên ngăn bạn.

b. Nếu là T, em sẽ góp ý trực tiếp với hàng xóm nếu không khắc phục được em sẽ báo với chính quyền địa phương.

VẬN DỤNG

Bài tập 1: Em hãy sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về việc bảo vệ lẽ phải và chia sẻ ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ đó.

Trả lời rút gọn: 

1. Vàng thật không sợ lửa: đề cao sự trung thực của con người, đồng thời khuyên răn chúng ta sống thật, sống ngay thẳng. 

2. Nói phải củ cải cũng nghe: Nói phải, đúng lý lẽ thì ai cũng chấp nhận.

3. Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời: Lời khuyên trong mọi trường hợp chỉ nên phân tích phải chăng, chứ không nên dùng mánh khoé hay vũ lực

4.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Nói về đức tính tự chủ của con người, giữ vững lập trường, tinh thần không bị lung lay trước lời nói của người khác. 

Bài tập 2: Em hãy vẽ một bức tranh hoặc xây dựng tiểu phẩm theo chủ đề: Bảo vệ lẽ phải.

Trả lời rút gọn: 

(*) Tham khảo tiểu phẩm: trung thực trong học tập

[Giờ ra chơi tiết 3]

Nam (lớp trưởng): Long ơi, cậu làm bài tập về nhà chưa? Mà tuần này cậu mắc 2 lỗi đi học muộn rồi đó, Long chú ý lần sau đi học sớm hơn nhé.

Long: Thôi chết, tối qua mải xem phim, tớ quên làm bài tập về nhà mất rồi. Còn chuyện đi muộn ấy, cậu thông cảm cho tớ đi, mùa đông lạnh thế này, nhà tớ lại xa nữa.

Nam: Nhà cậu cách trường có mấy bước chân mà kêu xa.

Long: Ầy, mấy bước cũng là xa rồi. Thôi, lát vào giờ sinh hoạt lớp, cậu báo cáo với cô là tớ làm bài tập rồi được không? Cũng báo cáo với cô là tớ đi muộn có 1 lần thôi nhé.

Nam: Không được đâu, cô phát hiện ra, cô sẽ trách tớ vì không hoàn thành nhiệm vụ đó.

Long: Ôi, cậu là học sinh ngoan lại học giỏi nhất lớp, cậu báo cáo thế nào cô cũng tin, cô không kiểm tra lại đâu mà lo. Cậu giúp tớ với nhé, tớ năn nỉ cậu đấy. Cậu giúp tớ xong cuối giờ tớ mời cậu đi ăn nhé!

Nam: Long ơi, tớ không thể giúp cậu được đâu. Khi phạm lỗi sai, tớ nghĩ cậu nên dũng cảm nhận khuyết điểm và sửa chữa, chứ không thể nhờ người khác bao che cho mình được.

Long: Gì mà khó tính thế, tớ nhận khuyết điểm với cậu, lần sau tớ hứa sẽ chăm ngoan, đi học sớm, được chưa nào! Thôi, bạn bè với nhau, cậu lại nỡ để tớ bị cô giáo trách sao?

Nam: Cậu nên nhận khuyết điểm với cô chủ nhiệm và nên chú tâm sửa đổi những khuyết điểm ấy. Cô Mai rất hiền và yêu thương chúng ta, cô sẽ không trách phạt khi cậu đã dũng cảm nhận lỗi đâu. Tớ được cô và các bạn tin tưởng vì tớ luôn hoàn thành đúng nhiệm vụ của mình, nên tớ không thể bao che giúp cậu được. Nếu giúp cậu thì tớ sẽ khiến cô giáo và các bạn buồn, thất vọng về mình!

Long: Ừ, tớ hiểu rồi! Lát tớ sẽ nhận lỗi và mong cô tha thứ, tớ cũng cảm ơn cậu vì đã giúp tớ nhận ra được nhiều điều!