Soạn giáo án Ngữ văn 12 Kết nối tri thức bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 12 bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Thông tin tải giáo án:

  • Có đầy đủ giáo án word, ppt, chuyên đề , dạy thêm...
  • Các tài liệu được hỗ trợ trong suốt năm học
  • Khi có lỗi, thiếu bài được bổ sung miễn phí
  • Các câu hỏi của giáo viên được phản hồi gần như tức thì. 24/7
  • Nhấn vào Zalo phía dưới để được hỗ trợ ngay và luôn

Nội dung giáo án

VĂN BẢN: NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Nỗi buồn chiến tranh. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tiểu thuyết.

  • Trân trọng, đồng cảm với những con người bước qua một thời kì đầy đau thương mất mát của dân tộc.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại tiểu thuyết.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Nỗi buồn chiến tranh.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nỗi buồn chiến tranh.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Nỗi buồn chiến tranh.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng, đồng cảm với những nỗi đau về tinh thần của những con người đã trải qua những năm tháng đau thương của dân tộc.
     

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Qua đoạn video em nhận xét gì về hậu quả mà chiến tranh để lại trên dải đất hình chữ S này?

https://www.youtube.com/watch?v=MFa6xd728dM

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Chiến tranh tuy đã lùi xa gần một nửa thế kỉ song những tàn dư nó để lại cho con người, cho dải đất hình chữ S này vẫn còn âm ỉ. Biết bao nhiêu gia đình tan nát, biết bao nhiêu con người mang theo nỗi ám ảnh đến tận cuối đời. Đó là những nỗi đau không bút mực nào có thể diễn tả hết được.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chiến tranh dù là ở bất kì đâu trên thế giới này cũng là một nỗi kinh hoàng. Dân tộc ta tuy đã sạch bóng quân thù ngót nửa thế kỉ nhưng đâu đó những nỗi đau chiến tranh vẫn còn hiện hữu, âm ỉ trên từng số phận, mảnh đời. Không chỉ những mất mát về con người, về kinh tế mà hơn cả đó là nỗi đau về tinh thần mà chắc chắn không bút mực nào có thể diễn tả hết. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của một con người đi từng đi qua chiến tranh qua tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh.

-----------------

 ………Còn tiếp…………


=> Xem toàn bộ Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Ngữ văn 12 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Ngữ văn 12 kết nối tri thức, giáo án Ngữ văn 12 KNTT bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích –