Soạn giáo án Hoá học 12 Kết nối tri thức Bài 13: Vật liệu polymer

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hóa học 12 Bài 13: Vật liệu polymer sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 13. VẬT LIỆU POLYMER

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm chất dẻo.

  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).

  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

  • Nêu được khái niệm về composite.

  • Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.

  • Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.

  • Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,..), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).

  • Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.

  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hóa cao su.

  • Nêu được khái niệm về keo dán.

  • Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)).

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: 

  • Nêu được khái niệm chất dẻo.

  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).

  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

  • Nêu được khái niệm về composite.

  • Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.

  • Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.

  • Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,..), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).

  • Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.

  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).

  • Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hóa cao su.

  • Nêu được khái niệm về keo dán.

  • Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)).

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 

  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

  • Sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

  • Khơi dậy ý thức sử dụng chất dẻo hợp lí, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh về vật liệu polymer (chất dẻo, tơ, cao su, keo dán,…) và ứng dụng của vật liệu polymer trong đời sống, phiếu bài tập. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ứng dụng của vật liệu polymer trong hình.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:

Phân biệt ống nhựa HDPE, PVC và PPR dễ dàng nhất

Xuất khẩu sản phẩm cao su sang Malaysia tăng gấp đôi

Quy trình sản xuất lụa tơ tằm như thế nào - Atlan

Ống nhựa

Lốp xe

Vải tơ tằm

- GV nêu câu hỏi: Em hãy quan sát, vận dụng kiến thức đã học và cho biết các đồ vật trên được làm từ loại vật liệu nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Các đồ vật trong hình được làm từ vật liệu polymer.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Vật liệu polymer như chất dẻo, tơ, cao su, keo dán, vật liệu composite,... được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Để tìm hiểu xem các vật liệu polymer này là gì cũng như thành phần cấu tạo của loại vật liệu này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 13 – Vật liệu polymer. 
----------------

………Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án hóa học 12 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Hóa học 12 kết nối tri thức, giáo án Bài 13: Vật liệu polymer Hóa học 12 kết nối tri thức, giáo án Hóa học 12 KNTT Bài 13: Vật liệu polymer

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác