Soạn giáo án Hoá học 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hóa học 12 Bài 17: Nguyên tố nhóm IA sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 17. NGUYÊN TỐ NHÓM IA

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA. 

  • Nêu được xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA.

  • Giải thích được nguyên nhân khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp của kim loại nhóm IA.

  • Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác.

  • Thông qua mô tả thí nghiệm (hoặc quan sát qua video), nêu được mức độ phản ứng tăng dần từ lithium, sodium, potassium khi chúng phản ứng với nước, chlorine và oxygen.

  • Trình bày được cách bảo quản kim loại nhóm IA.

  • Giải thích được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên.

  • Nêu được khả năng tan trong nước của các hợp chất nhóm IA.

  • Thực hiện được thí nghiệm (hoặc quan sát qua video thí nghiệm) phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa.

  • Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của sodium chloride.

  • Trình bày được quá trình điện phân dung dịch sodium chloride và các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm.

  • Giải thích được các ứng dụng phổ biến của sodium hydrogencarbonate (natri hiđrocacbonat), sodium carbonate (natri cacbonat) và phương pháp Solvay sản xuất soda.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

    • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

    • Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức hoá học:

  • Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IA. 

  • Nêu được xu hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của kim loại nhóm IA.

  • Giải thích được nguyên nhân khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp của kim loại nhóm IA.

  • Giải thích được nguyên nhân kim loại nhóm IA có tính khử mạnh hơn so với các nhóm kim loại khác.

  • Thông qua mô tả thí nghiệm (hoặc quan sát qua video), nêu được mức độ phản ứng tăng dần từ lithium, sodium, potassium khi chúng phản ứng với nước, chlorine và oxygen.

  • Trình bày được cách bảo quản kim loại nhóm IA.

  • Giải thích được trạng thái tồn tại của nguyên tố nhóm IA trong tự nhiên.

  • Nêu được khả năng tan trong nước của các hợp chất nhóm IA.

  • Thực hiện được thí nghiệm (hoặc quan sát qua video thí nghiệm) phân biệt các ion Li+, Na+, K+ bằng màu ngọn lửa.

  • Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của sodium chloride.

  • Trình bày được quá trình điện phân dung dịch sodium chloride và các sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm.

  • Giải thích được các ứng dụng phổ biến của sodium hydrogencarbonate (natri hiđrocacbonat), sodium carbonate (natri cacbonat) và phương pháp Solvay sản xuất soda.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

  • Sử dụng tiết kiệm, an toàn các sản phẩm chứa hợp chất của kim loại kiềm trong đời sống, sản xuất.

  • Có ý thức đúng với việc áp dụng công nghệ xanh trong hóa học và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh liên quan đến bài học. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

  • Hóa chất và dụng cụ thực hiện các thí nghiệm trong bài.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của học sinh (về quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn, năng lượng hóa học, cân bằng hóa học, thuyết acid – base,…) để chuẩn bị cho bài học mới; học sinh cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình.

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú.

- Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. 

b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.. 

c. Sản phẩm: HS giải thích được lí do pháo hoa có màu.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

- GV nêu câu hỏi: Theo em, tại sao pháo hoa khi đốt cháy lại có nhiều màu sắc khác nhau?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Vì các hợp chất trong pháo hoa khi đốt sẽ cho các màu khác nhau.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét của câu trả lời HS, dẫn dắt HS vào bài học: Pháo hoa thường được dùng trong các dịp lễ, Tết. Để tạo màu cho pháo hoa, người ta dùng một số muối hay oxide kim loại, trong đó có hợp chất kim loại nhóm IA như lithium carbonate để tạo màu đỏ, sodium nitrate để tạo màu vàng,… Ngoài ứng dụng trên, kim loại nhóm IA và hợp chất của chúng còn có những tính chất và ứng dụng nào? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 17 – Nguyên tố nhóm IA.

------------

……..Còn tiếp……….


=> Xem toàn bộ Giáo án hóa học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Hóa học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 17: Nguyên tố nhóm IA Hóa học 12 chân trời sáng tạo, giáo án Hóa học 12 CTST Bài 17: Nguyên tố nhóm IA

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng và trải nghiệm thực tế. Cảm thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác