Soạn giáo án HĐTN 12 kết nối chủ đề 2: Tôi trưởng thành
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án HĐTN 12 chủ đề 2: Tôi trưởng thành sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 2: TÔI TRƯỞNG THÀNH
(11 tiết)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT MỤC CỦA CHỦ ĐỀ
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Nhận diện được sự trưởng thành của bản thân.
- Nhận diện được phẩm chất ý chí và sự đam mê của bản thân.
- Nhận diện được khả năng tư duy độc lập và khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận diện được sự trưởng thành của bản thân.
- Nhận diện được phẩm chất ý chí và sự đam mê của bản thân.
- Nhận diện được khả năng tư duy độc lập và khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Thích ứng với cuộc sống: Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân; Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thẻ hiện được cách ứng xử, giao tiếp phù hợp với tình huống.
3. Phẩm chất
- Nhân ái.
- Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Chân trời sáng tạo (bản 2).
- Thu thập tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các nhiệm vụ cần thực hiện trong SBT và rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Chân trời sáng tạo (bản 2).
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Kế hoạch rèn luyện bản thân trong cuộc sống hằng ngày.
- Kế hoạch tuyên truyền về tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống.
- Giấy A0, A4, bút dạ, bảng dính/nam châm dính bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý một số hoạt động:
- Giao lưu với những người có cùng đam mê/ ý chí trong cuộc sống.
- Tranh biện về sự trưởng thành của người HS.
- Giao lưu về yêu cầu thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống hiện đại.
- ...
GIAO LƯU THEO CHỦ ĐỀ SỐNG CÙNG ĐAM MÊ
I. MỤC TIÊU
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Được tương tác trực tiếp với những người sống với đam mê, theo đuổi đam mê và đã thành công trong cuộc sống; được truyền cảm hứng từ những người thực, việc thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Thành lập Ban tổ chức gồm: Đại diện BGH nhà trường, đại diện Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện GVCN, đại diện HS khối lớp 12.
- Xây dựng chương trình giao lưu, xác định danh sách khách mời tham gia giao lưu, nội dung giao lưu.
- Phân công một GV và một HS khối lớp 12 làm NDCT và chuẩn bị nội dung dẫn chương trình giao lưu.
- Phân công mỗi khối chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ.
- Liên hệ với khách mời để đặt lịch và trao đổi nội dung giao lưu, xin các tư liệu về khách mời để viết bài truyền thông giới thiệu trên hệ thống truyền thông của nhà trường, trong giấy mời điện tử và video minh hoạ khi khách mời giao lưu.
- Chuẩn bị trang trí sân khấu, phông, loa đài, bàn ghế ngồi giao lưu cho khách mời.
- Chuẩn bị quà lưu niệm, hoa tặng khách mời (nếu có điều kiện). Phối hợp cùng HS tiếp đón khách mời.
- Thông báo cho HS khối 10, 11 và 12 tham gia.
2. Đối với HS
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ theo sự phân công của Ban tổ chức.
- Tìm hiểu về chủ đề giao lưu và chuẩn bị ý kiến tham gia giao lưu; câu hỏi cho khách mời khi giao lưu.
Câu hỏi gợi ý:
+ Theo đuổi đam mê đã mang lại những lợi ích gì cho anh/ chị?
+ Khi theo đuổi đam mê, anh/ chị đã gặp những khó khăn và thách thức nào?
+ Làm cách nào để thực hiện được đam mê của mình khi anh/ chị gặp khó khăn?
+ ...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Tổ chức giao lưu
a. Mục tiêu
- HS tương tác trực tiếp với những người sống với đam mê, theo đuổi đam mê và đã thành công trong cuộc sống; được truyền cảm hứng từ những người thực, việc thực.
- Định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nội dung của chủ đề.
b. Tổ chức thực hiện
- NDCT lần lượt giới thiệu những khách mời tham gia giao lưu, giới thiệu đại diện nhà trường.
- Khách mời chia sẻ về đam mê của bản thân và quá trình thực hiện đam mê, những khó khăn và thành công.
- HS đặt các câu hỏi cho khách mời về chủ đề đam mê.
- NDCT giới thiệu xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
- Sau khi hết ý kiến trao đổi, NDCT tổng kết:
+ Ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống.
+ Quá trình theo đuổi đam mê giúp con người hoàn thiện bản thân, làm phong phú giá trị cuộc sống cá nhân và xã hội.
+ Sự thành công của mỗi người gắn với sự đam mê, dù quá trình theo đuổi đam mê luôn khó khăn, vất vả, nhưng giúp con người trưởng thành.
- NDCT mời đại diện nhà trường lên cảm ơn và tặng quà lưu niệm cho khách mời.
- Đại diện nhà trường khích lệ HS tạo dựng đam mê lành mạnh cho bản thân, theo đuổi đam mê, phát triển bản thân.
- NDCT cảm ơn các thầy cô và các bạn trong trường đã tham gia giao lưu và tuyên bố kết thúc buổi giao lưu.
GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG SINH LỚP
Gợi ý một số hoạt động:
- Học hỏi những cách rèn luyện ý chí và theo đuổi đam mê;
- Chia sẻ về cách tư duy độc lập và thích ứng với sự thay đổi;
- Trao đổi về các biện pháp rèn luyện phẩm chất ý chí và theo đuổi đam mê;
- Chia sẻ chủ đề Thay đổi để trưởng thành;
- ...
TRAO ĐỔI VỀ CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT
Ý CHÍ VÀ THEO ĐUỔI ĐAM MÊ
Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- HS hiểu rõ tầm quan trọng của ý chí và đam mê trong cuộc sống.
- Chia sẻ và học hỏi các biện pháp rèn luyện ý chí và theo đuổi đam mê.
- Tạo môi trường khích lệ, động viên học sinh phát triển phẩm chất cá nhân.
b. Sản phẩm
Các biện pháp rèn luyện ý chí và theo đuổi đam mê.
c. Nội dung – Tổ chức thực hiện
- GV trình bày ngắn gọn về:
+ Ý chí là gì và tại sao nó quan trọng.
+ Đam mê là gì và vai trò của đam mê trong cuộc sống và học tập.
+ Mối quan hệ giữa ý chí và đam mê: Làm thế nào đam mê có thể nuôi dưỡng ý chí, và ngược lại.
- GV mời một số HS chia sẻ câu chuyện hoặc kinh nghiệm cá nhân về rèn luyện ý chí và theo đuổi đam mê.
- GV đưa ra một số câu hỏi thảo luận:
+ Em đã từng gặp khó khăn nào khi theo đuổi đam mê của mình? Làm thế nào để em vượt qua nó?
+ Em có biện pháp gì để rèn luyện ý chí và duy trì đam mê trong cuộc sống hàng ngày?
- GV mời một số HS trình bày câu trả lời, sau đó bổ sung và nhấn mạnh các biện pháp rèn luyện ý chí và theo đuổi đam mê hiệu quả:
+ Đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể.
+ Lập kế hoạch hành động chi tiết.
+ Tự thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu nhỏ.
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, thầy cô.
+ Luôn giữ tinh thần tích cực và không bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3 CHỦ ĐỀ 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Xác định được những biểu hiện trưởng thành của bản thân.
- Tìm hiểu biểu hiện của phẩm chất ý chí và sự đam mê.
- Tìm hiểu biểu hiện của sự đam mê.
- Nhận diện đặc điểm của người có tư duy độc lập.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, trao đổi ý kiến với bạn bè và thầy cô; Thu thập thông tin để chuẩn bị thích ứng với cuộc sống.
- Tư duy phản biện: Xác định quan điểm của cá nhân trước một vấn đề trong cuộc sống.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm cách xử lí phù hợp khi giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- Thích ứng với cuộc sống: Xác định và thực hiện những việc làm cần thiết để thích ứng với thay đổi của cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm với gia đình, bạn bè và trường lớp thông qua việc thể hiện sự trưởng thành của cá nhân, thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân với xã hội, gia đình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Tranh, ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Những trường hợp thể hiện sự trưởng thành, phẩm chất ý chí và sự đam mê, tư duy độc lập và khả năng thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.
- Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video clip và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video về phẩm chất của người trưởng thành:
https://youtu.be/zxO-TJpnC6I?si=DjTRfjkesHen-TdC (1:50 – 13:05)
- GV tổ chức cho cả lớp thảo luận theo chủ đề Trưởng thành.
- GV lưu ý HS: HS đưa ra quan điểm cá nhân, ý kiến của bạn sau không được giống ý kiến của bạn đã trả lời trước đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng một số kiến thức đã học, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện HS lần lượt nêu quan điểm về chủ đề trưởng thành.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Trưởng thành không chỉ là một điểm đến mà nó là cả một quá trình dài chúng ta đã trải qua và rút ra những kinh nghiệm sống quý báu cho bản thân. Người trưởng thành sẽ có rất nhiều biểu hiện về ngoại hình bên ngoài lẫn thế giới nội tâm bên trong.
+ Sự trưởng thành đem đến cho mỗi người sự hạnh phúc bình an hơn, họ sẽ biết điều tiết cảm xúc, hành động của mình hướng đến những điều bổ ích, tích cực.
+ Trưởng thành không chỉ mang lại sự hạnh phúc và bình an của bản thân mà còn là sự an tâm của bố mẹ, gia đình và xã hội.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trưởng thành là một cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi con người. Vậy bạn đã trưởng thành chưa, những dấu hiệu nào chứng tỏ bạn đã thay đổi để trưởng thành, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay: Chủ đề 2 – Tuần 1 – Hoạt động Khám phá, kết nối (Hoạt động 1, 2, 3).
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI
Hoạt động 1. Xác định những biểu hiện trưởng thành của cá nhân
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện trưởng thành của cá nhân.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những biểu hiện trưởng thành của cá nhân theo các nội dung:
- Chơi trò chơi Đoán xem người đó là ai.
- Nhận diện những biểu hiện trưởng thành của cá nhân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về xác định những biểu hiện trưởng thành của cá nhân và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đoán xem người đó là ai Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức cho HS chơi trò chơi Đoán xem người đó là ai. - GV nêu luật chơi: + Mỗi nhóm bí mật chọn một bạn học trong lớp và mô tả 5 biểu hiện trưởng thành của bạn đó. Mỗi biểu hiện viết trên 1 tờ giấy hoặc trên slide. Sau đó, nhóm/cá nhân lần lượt đọc/chiếu từng biểu hiện của cá nhân đó. + Nếu hết 5 biểu hiện trưởng thành của bạn bí mật đó mà các bạn vẫn chưa đoán được thì nhóm phải bổ sung thêm biểu hiện khác để lớp đoán tiếp. + Chú ý: cần chọn mô tả những biểu hiện bên ngoài nổi bật, rất khác biệt có thể nhìn thấy ở cá nhân đó. + Nếu quá 7 biểu hiện mà lớp vẫn chưa đoán được thì nhóm mô tả thua cuộc và chuyển sang đoán mô tả của nhóm khác. + GV nêu ví dụ biểu hiện về một HS trong lớp để minh hoạ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết, liên hệ bản thân và tham gia trò chơi Đoán xem người đó là ai. - Các nhóm thảo luận kín để lựa chọn người bí mật và viết những mô tả cần thiết về người đó. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV tổng hợp kết quả trò chơi của 2 đội. - GV mời một số HS chia sẻ về cảm nhận sau khi chơi, lí do khó đoán hoặc dễ đoán tên người bí mật. - GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và khen thưởng đội thắng cuộc. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Xác định những biểu hiện trưởng thành của cá nhân 1.1.Chơi trò chơi Đoán xem người đó là ai Ví dụ: Bạn V đã có những biểu hiện trưởng thành như sau: + Có giọng đọc thơ rất hay, thường xuyên phát biểu ý kiến trong giờ học môn Ngữ văn. + So với năm trước đã cao vọt. + Trước kia thường nghe theo ý kiến của bạn bè, ít khi thể hiện suy nghĩ của mình. Hiện tại đã biết trình bày và bảo vệ quan điểm của bản thân trước người khác. + Tự tin khi giao tiếp ở nơi công cộng. + Hiểu và chủ động thực hiện các quy định ở ngoài cộng đồng. + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của nhà trường và Đoàn Thanh niên. + ... | |
Nhiệm vụ 2: Nhận diện những biểu hiện trưởng thành của cá nhân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Xác định những biểu hiện trưởng thành về thể chất. + Nhóm 2: Xác định những biểu hiện trưởng thành về tâm lí. + Nhóm 3: Xác định những biểu hiện trưởng thành về xã hội. - GV yêu cầu HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra những biểu hiện của sự trưởng thành ở nhân vật trong trường hợp sau:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và chỉ ra các biểu hiện trưởng thành đã được phân công. - GV đọc trường hợp và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi tình huống: Những biểu hiện của sự trưởng thành ở nhân vật M là: + Tôn trọng sự quan tâm của bố mẹ bằng cách thể hiện sự chăm chú lắng nghe, đặt câu hỏi để rõ hơn những mong muốn của bố mẹ; + Bình tĩnh, tự tin và từ tốn chia sẻ mong muốn của mình; + Có sự suy nghĩ chín chắn bằng việc tìm ra những con số thống kê và thực tiễn phát triển nghề để thuyết phục bố mẹ; + Dám nói cảm xúc thực của mình và mong muốn được bố mẹ tin tưởng vào sự lựa chọn của mình; + ... - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trưởng thành thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nó không chỉ là sự lớn lên về thể chất, độ tuổi mà còn là sự hoàn thiện, phát triển của tâm hồn, suy nghĩ. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1.2. Nhận diện những biểu hiện trưởng thành của cá nhân Những biểu hiện trưởng thành của cá nhân: - Trưởng thành về thể chất: + Tăng chiều cao. + Thay đổi cân nặng. + Thay đổi giọng nói. + ... - Trưởng thành về tâm lí: + Có ý chí và kiên định với mục tiêu đề ra. + Có đam mê riêng của cá nhân và quyết tâm theo đuổi đam mê. + Có khả năng tư duy độc lập. + Có khả năng linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống. + .... - Trưởng thành về xã hội: + Nhận biết quyền và trách nhiệm công dân. + Có ý thức thực hiện quyền và trách nhiệm công dân của bản thân. + Chủ động thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội. + Thực hiện việc làm thể hiện quyền và trách nhiệm của bản thân trong gia đình. + Có khả năng tổ chức cuộc sống cá nhân, công việc và quản lí bản thân. + ... |
Hoạt động 2. Tìm hiểu biểu hiện của phẩm chất ý chí và sự đam mê
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện của phẩm chất ý chí và sự đam mê.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những biểu hiện của phẩm chất ý chí và sự đam mê theo các nội dung:
- Phân tích trường hợp.
- Nêu những biểu hiện của phẩm chất ý chí, sự đam mê của cá nhân.
- Chia sẻ những biểu hiện của phẩm chất ý chí và sự đam mê của em.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của phẩm chất ý chí và sự đam mê và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
Giáo án HĐTN 12 kết nối tri thức, giáo án chủ đề 2: Tôi trưởng thành HĐTN 12 kết nối tri thức, giáo án HĐTN 12 KNTT chủ đề 2: Tôi trưởng thành
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác