Soạn giáo án điện tử Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Thực hành tiếng Việt (2)

Giáo án powerpoint Ngữ văn 9 kết nối tri thức bài 1: Thực hành tiếng Việt (2). Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Ngữ văn 9 kết nối này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

XIN CHÀO CÁC EM HỌC SINH! CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI HÔM NAY

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  • Em hãy đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và chỉ ra những trường hợp có sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích, em có thể hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao?

 

BÀI 1: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

NỘI DUNG BÀI HỌC

1. NHẬN BIẾT ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ

  • Em hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết điển tích, điển cố

  • Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt có nguồn gốc từ đâu?

  • Nêu các đặc điểm của điển tích, điển cố.

2. Tác dụng của điển tích, điển cố

  • Việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn bản có tác dụng gì?

  • Em hãy nêu một vài ví dụ có sử dụng điển tích, điển cố để làm rõ tác dụng trên.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng 1: 

  • Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

“Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.”

  1. Họ từ tên Hải.
  2. Vốn người Việt Đông.
  3. Đội trời đạp đất.
  4. Đội trời đạp đất ở đời.
  • Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

“Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác gì Trương Tử mở vòng Đương Dương.”

  1. Vân Tiên.
  2. Trương Tử mở vòng Đương Dương.
  3. Tả đột hữu xung.
  4. Vân Tiên tả đột hữu xung

 

Vận dụng 2: 

  • Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:

“Non Yên dầu chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.”

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

  1. Là một ngọn núi ở phía Bắc Việt Nam.
  2. Là tứ núi Yên Nhiên ở vùng ngoại Mông, gắn với việc Đậu Hiến thời Hậu Hán đuổi giặc Thiều Vu lên núi Yên Nhiên liền khắc đá ghi công ở đó rồi trở về.
  3. Là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trung Quốc gắn với công cuộc mở mang bờ cõi của Đại Thanh.
  4. Là ngọn núi nơi Khổng Tử thường đến ngắm cảnh.
  • Tìm 5 thành ngữ có nguồn gốc là điển tích điển cố sau đó giải nghĩa và kể tóm tắt các điển tích điển cố gắn với thành ngữ đó.
  • Theo em, đâu là tác dụng lớn nhất của việc sử dụng những điển tích, điển cố trong nền văn học Việt Nam là gì?
  1. Tăng cường sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia.
  2. Làm giàu, làm đẹp khả năng diễn đạt của ngôn ngữ dân tộc.
  3. Khiến tác phẩm càng thêm bác học, sâu sắc.
  4. Giúp tác giả và tác phẩm có sức sống lâu bền trong nền văn học Việt Nam.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Luyện tập 1: 

  • Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?
  1. Điển tích, điển cố thường là những câu dài, với tác dụng để làm phong phú nội dung biểu đạt.
  2. Thường được sử dụng để giúp tác phẩm thêm bác học, triết lý.
  3. Chỉ gói gọn trong một vài từ, nhưng vẫn có thể biểu đạt một nội dung phong phú, dẫn đến tính chất của điển cố là gợi mở và kích thích sự liên tưởng của độc giả. 
  4. Giúp đọc giả hiểu hơn chủ đề mà tác giả muốn đề cập đến.
  • Điển tích, điển cố thường được sử dụng trong giai đoạn văn học nào?

 

Luyện tập 2: 

Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:

  • Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
  • Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.
  • Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà phải ôm mối hận gieo mình xuống nước.
  • Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam.
  • Em hãy cho biết các cụm từ in đậm trong những câu trên có đặc điểm gì chung?
  • Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh.

 

BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE!

 

 


=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử ngữ văn 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án powerpoint Ngữ văn 9 kết nối bài 1: Thực hành tiếng Việt (2), Giáo án điện tử bài 1: Thực hành tiếng Việt (2) Ngữ văn 9 kết nối, Giáo án PPT Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Thực hành tiếng Việt (2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác