Soạn giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 CD bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
BÀI 15: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm, vai trò, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến pháp luật quốc tế.
Năng lực đặc thù:
Nhận thức hành vi:
+ Hiểu được quy định cơ bản của pháp luật quốc tế.
+ Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm pháp luật quốc tế.
+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.
Điều chỉnh hành vi:
+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở người khác điều chỉnh được hành vi của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:
+ Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của mình và của người khác trong việc thực hiện đúng pháp luật quốc tế.
+ Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm pháp luật quốc tế.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác chấp hành theo những quy định của pháp luật quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.
Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.
Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.106 về pháp luật quốc tế.
- GV dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân về pháp luật quốc tế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.106 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về pháp luật quốc tế trong một lĩnh vực cụ thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
+ Pháp luật quốc tế về quyền con người là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế trong việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và các tự do cơ bản của con người trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, ở cấp độ khu vực và toàn cầu.
- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Pháp luật quốc tế ra đời do nhu cầu khách quan của hợp tác giữa các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế. Các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thoả thuận, xây dựng nên các điều ước quốc tế (toàn cầu và khu vực) để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa những chủ thể này với nhau trong các lĩnh vực chính trị, hoà bình và an ninh quốc tế, lãnh thổ và biên giới quốc gia, quyền con người, kinh tế - thương mại, văn hoá, khoa học - kĩ thuật, bảo vệ môi trường, ngoại giao và lãnh sự, hàng không dân dụng quốc tế,…Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế.
--------------
………Còn tiếp……….
=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp, Giáo án điện tử bài 15: Những vấn đề chung về pháp Kinh tế pháp luật 12 cánh diều, Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 12 CD bài 15: Những vấn đề chung về pháp
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác