Soạn giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 8: Thực hành Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 12 bài 8: Thực hành Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

BÀI 8: THỰC HÀNH – VIẾT BÁO CÁO VỀ 

DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, ĐÔ THỊ HỌA

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề: dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng các tư liệu từ sách, báo, internet,… để tìm hiểu về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề: dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học để viết được báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề: dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở Việt Nam.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều .

  • Phiếu đánh giá sản phẩm bài viết báo cáo.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới. 

- Huy động những kiến thức đã có của HS liên quan đến bài học. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyền bóng theo nhạc”, HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan kiến thức đã học về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở nước ta.

c. Sản phẩm: Đáp án đúng cho mỗi câu hỏi TN về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở nước ta.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chuyền bóng theo nhạc”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ GV mở một bài nhạc vui nhộn, HS tiến hành chuyền bóng theo vòng. 

+ Khi nhạc dừng ngẫu nhiên, HS nào đang giữ bóng trên tay sẽ phải trả lời một câu hỏi của GV liên quan đến kiến thức đã học về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa ở nước ta. 

- GV mở nhạc và mời HS bắt đầu tham gia trò chơi:

https://www.youtube.com/watch?v=mF8jMCtI_us

Câu 1: Việt Nam là quốc gia đông dân với khoảng:

A. 93,2 triệu người.

B. 88,4 triệu người.

C. 89,1 triệu người. 

D. 98,5 triệu người.

Câu 2: Việt Nam chính thức bước vào thời kì cơ cấu dân số vàng vào năm:

A. 2005.

B. 2007.

C. 2006. 

D. 2008.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây.

“…………….là địa danh lịch sử ở Hưng Yên. Vào các thế kỉ XVII – XVIII, nơi đây là thương cảng cổ nổi tiếng của Việt Nam. Đó là một đô thị trải dài theo bờ tả ngạn sông Hồng. Ngoài kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ là thủ đô phồn vinh nhất nước, thì đây là đô thị nổi bật đứng ở vị trí thứ hai”.

A. Hội An.

B. Phố Hiến.

C. Gia Định.

D. Thanh Hà. 

Câu 4: Tỉ lệ dân thành thị nước ta so với các nước trên thế giới như thế nào?

A. Thấp.

B. Cao.

C. Khá cao. 

D. Trung bình. 

Câu 5: Vùng nào có tổng số đô thị thấp nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6: Đâu không phải là hạn chế của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

A. Sức ép về cơ sở hạ tầng.

B. Khoa học – công nghệ chưa có cơ chế phát triển.

C. Giải quyết việc làm, giáo dục, nhà ở.

D. Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.

Câu 7: Giải quyết được vấn đề việc làm cho số lao động tăng thêm hằng năm là do:

A. Các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng.

B. Thể chế, chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất. 

C. Liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước. 

D. Cơ chế kết nối cung – cầu tự động giữa thị trường trong và ngoài nước.

Câu 8: Chất lượng nguồn lao động nước ta đang được nâng lên nhờ kết quả của quá trình:

A. Triển khai tốt các quy định về bảo hiểm xã hội.

B. Đẩy mạnh liên kết thị trường việc làm giữa các vùng trong nước.

C. Tạo việc làm ở khu vực nông thôn, miền núi.

D. Đào tạo lao động.

Câu 9: Đâu không phải là một đô thị trực thuộc trung ương ở nước ta?

A. Quảng Ninh.

B. Hải Phòng.

C. Cần Thơ.

D. Đà Nẵng.

Câu 10: Một đô thị sông nước, một trung tâm kinh tế, một thành phố đa dạng tộc người và văn hóa, một đô thị sớm được quy hoạch hoàn chỉnh theo kiểu phương Tây là đặc trưng của đô thị:

A. Nha Trang.

B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Đà Nẵng.

D. Biên Hòa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

D

B

C

A

B

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

D

A

A

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để nắm được rõ hơn về địa lí dân cư Việt Nam (dân số, lao động và việc làm cũng như quá trình đô thị hóa ở Việt Nam), chúng ta sẽ cùng nhau thực hành trong bài học ngày hôm nay - viết báo cáo giới thiệu về một trong các chủ đề của địa lí dân cư Việt Nam. Chúng ta cùng vào bài học – Bài 8: Thực hành viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hóa. 

----------------

………..Còn tiếp…………

 


=> Xem toàn bộ Giáo án địa lí 12 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 12 cánh diều, giáo án bài 8: Thực hành Viết báo cáo về Địa lí 12 cánh diều, giáo án Địa lí 12 CD bài 8: Thực hành Viết báo cáo về

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác