Soạn giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản sách cánh diều. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
BÀI 2: DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Sử dụng được một số dụng cụ đo điện cơ bản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Biết tìm hiểu danh mục về dụng cụ đo điện để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về các dụng cụ đo điện cơ bản.
Năng lực giải quyết vấn đề: Chủ động, tích cực tìm hiểu các dụng cụ đo điện cơ bản.
Năng lực công nghệ:
Nêu được cấu tạo và cách sử dụng công tơ điện.
Nêu được cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ vạn năng.
Nêu được cấu tạo và cách sử dụng ampe kìm.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ và trách nhiệm: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng về dụng cụ đo điện vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh một số dụng cụ đo điện, hình ảnh công tơ điện một pha hiển thị số, hình ảnh công tơ điện hiển thị chỉ số ở các thời điểm khác nhau, hình ảnh đồng hồ vạn năng,…
SGK, SGV Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và kích thích nhu cầu tìm hiểu về một số dụng cụ đo điện cơ bản.
b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr12) để đặt vấn đề, HS nêu được chức năng của các dụng cụ có trong hình 2.1. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của các thiết bị đo điện. GV gợi ý HS trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh một số dụng cụ đo điện – hình 2.1 (SGK – tr12) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr21)
Nêu tên các dụng cụ đo điện ở Hình 2.1. Mỗi dụng cụ đo điện đó có thể đo được những đại lượng nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý trả lời:
- Hình 2.1a: Vôn kế: Đo điện áp của dòng điện.
- Hình 2.1b: Ampe kế: Đo cường độ dòng điện.
- Hình 2.1c: Đồng hồ vạn năng: Đo các đại lượng khác nhau như điện áp, cường độ dòng điện, điện trở, tần số,…
- Hình 2.1d: Ampe kìm: Đo cường độ dòng điện xoay chiều, đo điện áp, điện trở, tần số,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong hình vẽ trên chúng ta đã được làm quen với một số thiết bị đo điện cơ bản. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được rõ hơn về công dụng và cấu tạo của một số dụng cụ đo điện cơ bản – Bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản.
………..Còn tiếp…………
=> Xem toàn bộ Giáo án công nghệ 9 lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều, giáo án bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều, giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà CTST bài 2: Dụng cụ đo điện cơ bản
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác