Soạn giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
- Nhận ra, giải thích được các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.
- Hiểu được sau khi kết thúc THCS có những hướng đi nào liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua tìm tòi, khám phá thêm về hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, các thời điểm phân luồng, các hướng đi thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau tốt nghiệp THCS.
Năng lực riêng:
- Nhận thức công nghệ: Mô tả được hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
- Giao tiếp công nghệ: Nhận ra, giải thích được các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục; Hiểu được sau khi kết thúc THCS có những hướng đi nào liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: ham học hỏi, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến nội dung bài học; có ý thức vận dụng kiến thức đã học để biết được các thời điểm phân luồng trong giáo dục phổ thông. Từ đó, xác định hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi tốt nghiệp THCS.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 – Kết nối tri thức.
- Các Hình 2.1 – 2.4 trong SGK phóng to.
- Phiếu học tập.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 – Kết nối tri thức.
- Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, giúp HS sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS, kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài học.
- Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.1 SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Để nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học, các sinh viên trong hình cần phải trải qua những cấp học nào?
- Sản phẩm: HS nêu tên các cấp học sinh viên trong Hình 2.1 phải trải qua trước khi nhận được tấm bằng đại học.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2.1 SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Để nhận được tấm bằng tốt nghiệp đại học, các sinh viên trong hình cần phải trải qua những cấp học nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nêu tên các cấp học sinh viên trong Hình 2.1 phải trải qua trước khi nhận được tấm bằng đại học.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Tên các cấp học sinh viên trong Hình 2.1 phải trải qua trước khi nhận được tấm bằng đại học:
+ Giáo dục mầm non.
+ Giáo dục tiểu học.
+ Giáo dục THCS.
+ Giáo dục THPT.
+ Giáo dục nghề nghiệp với trình độ trung cấp hoặc cao đẳng.
+ Giáo dục đại học với trình độ đại học.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo, có hệ thống giáo dục quốc dân với sự sắp xếp theo thứ tự, liên kết chặt chẽ, hướng đến sự phổ cập giáo dục cho toàn dân trong cả nước, tìm được ra những nhân tài cống hiến cho sự phát triển nước nhà. Vậy, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam như thế nào? Sự phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân ra sao? Đâu là cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cũng như những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi tốt nghiệp THCS? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- Nội dung: GV yêu cầu HS khai thác Hình 2.2, nội dung thông tin mục I SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi:
- Em đang học ở cấp học nào? Cấp học đó nằm trước và sau những cấp học nào trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam?
- Trình bày khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, Phiếu học tập số 1 về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: + Em đang học ở cấp học nào? + Cấp học đó nằm trước và sau những cấp học nào trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam? - GV nhận xét các câu trả lời, xác định cho HS câu trả lời đúng nhất. - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), khai thác Hình 2.2, nội dung thông tin mục I SGK tr.10, 11 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- GV cho HS xem thêm hình ảnh, video về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV cho HS trả lời nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập SGK tr.12: Với mỗi thông tin ở cột A, em hãy xác định nội dung mô tả tương ứng về các thành phần của hệ thống giáo dục Việt Nam ở cột B trong Bảng 2.1. Bảng 2.1. Mô tả khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, đọc thông tin trong mục, trả lời câu hỏi, hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ bản thân: Em đang là học sinh lớp 9 (THCS). Vậy trong cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, cấp học THCS: + Nằm trước cấp học: giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non. + Nằm sau cấp học: giáo dục THPT, giáo dục nghề nghiệp với trình độ trung cấp hoặc cao đẳng, giáo dục đại học với trình độ đại học. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Luyện tập:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam: Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. - GV chuyển sang nội dung mới. |
I. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Bảng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đính kèm phía dưới Hoạt động 1.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||
CƠ CẤU GIÁO DỤC HỆ THỐNG QUỐC DÂN VIỆT NAM
https://www.youtube.com/watch?v=Mk2Z1cdZdJQ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Hoạt động 2. Phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận ra và giải thích được các thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
- Nội dung: HS được yêu cầu quan sát và hoàn thiện Hình 2.3 trong hộp chức năng Khám phá SGK tr.13.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phân luồng trong hê thống giáo dục quốc dân.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. (Luật Giáo dục, 2019) - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 2.3 và thực hiện nhiệm vụ: Chọn phương án A, B, C, D, E phù hợp với các ô đánh số 1, 2, 3, 4, 5 trong Hình 2.3. Hãy cho biết: Có những hướng đi nào trong hệ thống giáo dục quốc dân sau khi tốt nghiệp THCS? A. Học nghề trình độ sơ cấp và trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. B. Học nghề trình độ cao đẳng tại các cơ quan giáo dục nghề nghiệp. C. Học trình độ đại học tạo các cơ sở giáo dục đại học. D. Học THPT. E. Vừa học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, vừa tham giao lao động. - GV tổng hợp kiến thức, đưa ra thông tin về các thời điểm phân luồng trong giáo dục phổ thông. - GV cho HS xem thêm video về phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân: https://www.youtube.com/watch?v=vF6KvB4o1AY https://www.youtube.com/watch?v=BdMgMRKpwWc - GV phát cho mỗi HS 1 tờ giấy A5, yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu phần Luyện tập SGK tr.14, ghi đáp án vào tờ A5 và chờ hiệu lệnh của GV. Bạn em muốn theo học nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp THCS. Em hãy lựa chọn phương án được cho là khả thi đối với mong muốn của bạn đó. A. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trong các trường THPT. B. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp. C. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các trường cao đẳng có đào tạo ngành nghề này sau khi hoàn thành chương trình giáo dục THPT. D. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng. - GV hướng dẫn HS đọc thêm mục Thông tin bổ ích SGK tr.14 để hiểu thêm về mô hình đào tạo 9+. Chương trình đào tạo 9+ mang lại nhiều lợi ích cho các bạn trẻ tốt nghiệp THCS https://www.youtube.com/watch?v=gqVIv9RbHlo Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cặp đôi, làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - Gv quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi Khám phá SGK tr.13:
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.14: + Đáp án đúng: B. + Giải thích: ● Câu hỏi phần này có 3 hướng đi: ✔ Học lên tiếp THPT. ✔ Học nghề trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. ✔ Vừa học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, vừa tham gia lao động. ● Do đó, để học được nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính ngay sau khi tốt nghiệp THCS, nên lựa chọn ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp. Sau đó, tham gia vào lao động sản xuất hoặc lựa chọn lên trình độ cao đẳng, đại học (nếu có nhu cầu). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sự phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân: Sự phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được thực hiện tại thời điểm học sinh tốt nghiệp THCS và tốt nghiệp THPT. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân * Sau khi tốt nghiệp THCS: - Vào học tại các trường THPT (công lập hoặc tư thục). - Vào học các nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên, tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân. * Sau khi tốt nghiệp chương trình giáo dục THPT: - Tiếp tục học các nghề nghiệp trình độ cao đẳng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. - Vào học trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học.
|
Hoạt động 3. Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong trong hệ thống giáo dục
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục tương ứng với các thời điểm phân luồng.
- Nội dung: HS được yêu cầu trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá SGK tr.14.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.
- Tổ chức thực hiện:
=> Xem toàn bộ Giáo án công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức, giáo án bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức, giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp KNTT bài 2: Cơ cấu hệ thống giáo dục
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác