Soạn giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM

(5 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Cách lựa chọn các loại thực phẩm thông dụng:
    • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ.
    • Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
    • Nhóm thực phẩm giàu vitamin.
    • Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.
  • Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm:
    • Các phương pháp bảo quản thực phẩm: tăng hoặc giảm nhiệt độ, làm khô, ướp (muối hoặc đường), điều chỉnh độ pH, sử dụng chất sát khuẩn, đóng hộp, sử dụng tác nhân vật lí.
    • Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm: trước và trong khi chế biến.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tìm kiếm và chọn lọc được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về các nội dung liên quan.
  • Khả năng giao tiếp với người khác khi làm việc nhóm; kĩ năng phân công công việc chung, lên kế hoạch, sắp xếp công việc.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức công nghệ:
    • Biết cách lựa chọn các loại thực phẩm thông dụng.
    • Phân tích được các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
  • Đánh giá công nghệ: Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân với một số ngành nghề liên quan đến lựa chọn và bảo quản thực phẩm.
  1. Phẩm chất
  • Cẩn thận, tỉ mỉ, quan sát để đưa ra nhận xét, đánh giá, kết luận.
  • Tò mò, ham học, chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu mở rộng kiến thức.
  • Sáng tạo, tự tin trình bày ý kiến.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Phiếu học tập, phiếu đánh giá.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp: Mô đun Chế biến thực phẩm.
  • Đọc trước bài học trong SGK và trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá.
  • Tìm hiểu một số ngành nghề liên quan đến lựa chọn và bảo quản thực phẩm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS hình dung sơ lược nội dung bài học, đồng thời tạo hứng khởi, kích thích HS tham gia bài học mới.
  3. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời theo hiểu biết cá nhân:

1) Ở nhà em, khi mua các loại thực phẩm như thịt lợn, rau muống, tôm, cua,..., sẽ lưu ý như thế nào để chọn được thực phẩm tươi, ngon?

2) Sau khi mua các loại thực như thịt, cá,... nếu chưa cần sử dụng ngay, gia đình em sẽ bảo quản như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân, quan sát kết hợp với kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng HS trả lời (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có thông tin đầy đủ và chính xác nhất trả lời cho những câu hỏi trên, từ đó đánh giá được khả năng và hiểu biết bản thân về thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách lựa chọn thực phẩm

  1. Mục tiêu: HS nêu được cách lựa chọn một số thực phẩm thông dụng của từng nhóm chất dinh dưỡng.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục I SGK trang 13 - 17 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Cách lựa chọn một số thực phẩm thông dụng của từng nhóm chất dinh dưỡng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS thông qua câu hỏi Khám phá SGK tr.13: Kể tên một số loại thực phẩm mà em biết. Theo em, có những nhóm thực phẩm nào? Hãy phân chia các thực phẩm vừa kể tên vào từng nhóm thực phẩm đó.

- Dựa trên câu trả lời của HS, GV chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng với các nội dung cần tìm hiểu như sau:

1) Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường và chất béo;

2) Nhóm thực phẩm giàu chất đạm và chất béo;

3) Nhóm thực phẩm giàu vitamin;

4) Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng;

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, làm báo cáo thuyết trình về nội dung được phân công. Sản phẩm của mỗi nhóm gồm:

+ Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên.

+ Báo cáo về nội dung được phân công, có thể là bài trình chiếu, poster, tranh vẽ, sơ đồ tư duy trên giấy A0,... sao cho thể hiện được nội dung gồm: một số loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng và các lưu ý khi lựa chọn thực phẩm.

+ Câu trả lời trong hộp chức năng Khám phá tương ứng với nội dung tìm hiểu.

- GV lưu ý HS dựa vào hiểu biết cá nhân để giới thiệu thêm về một số thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng, không giới hạn chỉ với những thực phẩm đã nêu trong SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm bốc thăm nội dung cần tìm hiểu, phân chia nhiệm vụ: nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người soạn bài trình chiếu/người vẽ tranh,...

- HS đọc nội dung mục I và quan sát hình trong SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân để tổng hợp kiến thức và câu trả lời câu hỏi Khám phá. Sau đó chọn phương án, chuẩn bị, thực hiện sản phẩm của nhóm mình.

- GV mời từng nhóm thuyết trình, báo cáo về nội dung tìm hiểu của nhóm mình.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm lần lượt trình bày nội dung được phân công tìm hiểu, các nhóm còn lại lắng nghe, rút ra nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét lẫn nhau, đánh giá câu trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần), đánh giá và đưa ra kết luận.

- Kết quả đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: GV đánh giá hoạt động học tập của các nhóm, HS tự đánh giá và HS đánh giá lẫn nhau. Các đánh giá dựa trên bảng tiêu chí (Phụ lục).

Bản báo cáo của các nhóm, tương ứng với các nhóm thực phẩm và cách lựa chọn thực phẩm

 

Hướng dẫn trả lời câu hỏi hộp chức năng Khám phá

(SGK tr.13): Gạo nên chọn gạo có hạt đều nhau, không lẫn hạt lép, hạt nhỏ, ít đục, ít rạn nứt, rắn chắc, săn đều, không sâu mọt, mốc, không nát và có mùi thơm đặc trưng.

+ Gạo tẻ thường có màu hơi trắng đục, thân hạt hơi dài, hình bầu dục.

+ Gạo nếp hạt tròn suôn hai đầu, màu trắng đục, hạt gạo mềm, mát.

(SGK tr.14): a) Thịt nạc vai là miếng thịt dày, đầy đặn, vừa có mỡ, vừa có nạc, tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng; khi cắt ngang thớ thịt thường có những vân mỡ màu trắng xen giữa thịt. Nếu muốn chọn thịt của lợn nạc, nên chọn những miếng thịt ít mỡ dính vào bì (da).

b) Thịt ba chỉ (hay còn được gọi là thịt ba rọi): là miếng thịt có phần mỡ và nạc xen kẽ, xếp lớp lên nhau. Nên chọn miếng thịt ít mỡ, mỏng vừa phải, nạc ở sát da, bì (da) mỏng, nhẫn, không có mỡ bèo nhèo.

c) Thịt mông: là miếng thịt có lớp bì, mỡ và nạc được phân tách rõ ràng; phần thịt nạc dày, không còn gân; bì (da) mỏng. Thịt ngon thường không tách rời giữa phần nạc và mỡ, nên chọn những miếng thịt có độ dày vừa phải, tươi ngon.

d) Thịt thăn (hay còn gọi là nạc thăn): là phần thịt nạc không có mỡ, thịt mềm, thở

nhỏ, màu hồng nhạt, có độ kết dính cao (déo).

(SGK tr.15): Một số loại thực phẩm giàu vitamin hay sử dụng: cà rốt, súp lơ, ổi, trứng,...

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp bảo quản thực phẩm

  1. Mục tiêu: HS biết và phân tích được các biện pháp bảo quản thực phẩm.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm đọc thông tin mục II.1 SGK trang 17 - 21 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Các biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng nhóm từ hoạt động trước, yêu cầu HS đọc nội dung mục II, kết hợp quan sát hình và trả lời hộp chức năng Khám phá trong SGK. Từ đó, hoàn thiện phiếu học tập (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV. Thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình làm việc của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS của từng nhóm trình bày nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu (Hoặc chia bảng thành từng phần tương ứng với số nhóm và treo phiếu học tập của các nhóm rồi đối chiếu kết quả).

- GV yêu cầu các nhóm/HS còn lại lắng nghe, rút ra nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm; đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

II. CÁC BIỆN PHÁP BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỰC PHẨM

1. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm

a) Tăng hoặc giảm nhiệt độ

- Bảo quản bằng nhiệt độ thấp là phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của sinh vật, làm chậm quá trình sinh hóa trong thực phẩm, nhờ đó tăng thời gian bảo quản thực phẩm.

+ Làm lạnh (1℃ đến 7℃): bảo quản thịt, cá, rau củ, trái cây,... khoảng 3 - 7 ngày.

+ Đông lạnh (dưới 0℃): bảo quản thịt, cá,... từ vài tuần đến vài tháng.

- Bảo quản bằng nhiệt độ cao: là phương pháp nâng nhiệt độ của thực phẩm lên mức nhất định, làm ức chế hoặc ngừng các quá trình sinh hóa bên trong thực phẩm, có thể tiêu diệt được vi sinh vật gây hư hỏng, nhờ đó tăng thời sử dụng thực phẩm.

+ Tiệt trùng: ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn (100 - 130℃), thời gian phụ thuộc vào khối lượng thực phẩm, phải làm lạnh ngay sau khi tiệt trùng.

+ Thanh trùng: sử dụng mức nhiệt dưới 100℃ trong thời gian dài so với tiệt trùng, thường áp dụng trong bảo quản sữa.

b) Làm khô

- Phương pháp làm bay hơi nước trong thực phẩm để diệt, ngăn ngừa sự phát triển của sinh vật gây hư hỏng thực phẩm.

+ Làm khô tự nhiên;

+ Làm khô nhân tạo.

c) Ướp muối hoặc đường

- Phương pháp áp dụng nguyên lí áp lực thẩm thấu khi trộn muối hoặc đường vào thực phẩm để tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật làm hư hỏng thực phẩm.

+ Ướp muối;

Hình 2.10a. Cá ướp muối

+ Ngâm đường.

Hình 2.10b. Trái cây ngâm đường

d) Điều chỉnh độ pH của thực phẩm

- Một số phương pháp làm thay đổi pH thực phẩm: ngâm dấm, lên men chua (muối dưa, muối cà,...).

e) Sử dụng các chất sát khuẩn

- Sử dụng các phụ gia thực phẩm có tính sát khuẩn như sorbic acid, sodium benzoate, propionic acid,... Tuy nhiên, sử dụng các loại phụ gia trên cần được kiểm soát kĩ, sử dụng đúng quy định có trong danh mục cho phép.

- Các chất sát khuẩn sinh học như phytoncid có trong củ hành, củ tỏi,; lysozyme có trong nước mắt, các mô người và động vật, trứng chim, trứng cá;...

g) Đóng hộp

- Kết hợp với các phương pháp bảo quản khác giúp bảo quản được thực phẩm trong thời gian dài.

h) Sử dụng tác nhân vật lí

- Chiếu tia tử ngoại (UV) để chống mốc, vi khuẩn trong không khí, trên dụng cụ, bề mặt thực phẩm.

  

- Sóng siêu âm làm phá hủy sinh vật, áp dụng trong công nghiệp sản xuất sữa, nước hoa quả,...

- Phóng xạ ion hóa làm rối loạn các tính chất sinh vật của tế bào vi khuẩn và làm mất khả năng sinh sản của vi khuẩn.

 

PHIẾU HỌC TẬP

Tìm hiểu một số phương pháp bảo quản thực phẩm

Nhóm:.................................

Hãy đọc nội dung mục II.1. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm, trang 17 – 21 SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân, thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Bảo quản thực phẩm có vai trò:

……………………………………………………………

2. Hoàn thành bảng sau:

Tên biện pháp bảo quản

Thực phẩm được bảo quản phổ biến

Đông lạnh

 

Làm lạnh

 

Làm khô

 

Ướp muối

 

Ướp đường

 

Lên men chua

 

3. Thực phẩm bảo quản đông lạnh có thời gian bảo quản dài hơn so với làm lạnh do:

…………………………………………

4. Phương pháp làm khô có thể chia thành mấy nhóm? Ưu điểm và hạn chế của mỗi nhóm là gì?

………………………………………………………………………………………

5. Thực phẩm ngâm đường cần được bảo quản trong chai, lọ,... kín để tránh tiếp xúc với không khí do:

…………………………………………………………………

6: Điền vào chỗ trống trong đoạn sau:

Ướp muối thường được sử dụng để bảo quản …………… Phương pháp ướp muối áp dụng nguyên lí ………………………. nên kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, phương  pháp này có hạn chế là …………………

7. Những phương pháp bảo quản thực phẩm làm thay đổi cảm quan, hương vị của thực phẩm là:

……………………………………………………………………………

8. Nêu ưu điểm của việc sử dụng các tác nhân vật lí trong bảo quản thực phẩm.

…………………………………………………………

9. Nêu tên các phương pháp bảo quản ứng với từng nội dung sau:

- Thương được áp dụng trong công nghiệp:

……………………………………………………………………………………………

- Cần được kiểm soát kĩ, sử dụng đúng quy định do nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:

……………………………………………………………………………………………

- Sữa tươi thường được bảo quản bằng:

……………………………………………………………………………………………

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP

 


=> Xem toàn bộ Giáo án công nghệ 9 chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức, giáo án bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm kết nối tri thức, giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm KNTT bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực