Soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều chuyên đề 3 Bài 4: Thực hành tổng hợp tạo phim hoạt hình
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 chuyên đề 3 Bài 4: Thực hành tổng hợp tạo phim hoạt hình sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: THỰC HÀNH TỔNG HỢP TẠO PHIM HOẠT HÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
-
Tạo được một đoạn phim hoạt hình theo chủ đề tự chọn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
-
Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
-
Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
-
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến tạo sản phẩm vẽ trang trí, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực riêng:
-
Hình thành, phát triển được năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông và giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
-
Khéo léo, tự chủ trong tìm hiểu nội dung mới.
3. Phẩm chất
-
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
-
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
-
SCĐ, SGV, Kế hoạch dạy học.
-
Hình ảnh minh họa trong SCĐ về tạo sản phẩm vẽ trang trí trong thực tiễn.
-
Các máy tính cài sẵn phần mềm GIMP.
-
Máy chiếu, máy tính (nếu có).
2. Đối với học sinh:
-
SCĐ, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (thước, bút,…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Ôn bài cũ, giúp HS vận dụng được cách tiếp cận vẽ trang trí tạo sản phẩm trang trí phức tạp.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS thảo luận về câu hỏi mở đầu.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi ôn tập bài cũ yêu cầu HS trả lời:
Để tạo được một đoạn phim hoạt hình em cần làm những gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:
Để tạo được một đoạn phim hoạt hình, ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng kịch bản phim.
Bước 2: Dựng phim.
Bước 3. Chỉnh sửa phim.
Bước 4. Xuất bản phim.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Những bài học trước chúng ta đã biết cách để toạn một đoạn phim theo chủ đề “Thời tiết và hoạt động ngoài trời”. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã biết để tạo dựng một đoạn phim hoạt hình theo chủ đề khác như bảo vệ môi trường, lễ hội, … Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 4. Thực hành tổng hợp tạo phim hoạt hình."
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Yêu cầu tạo sản phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS các nhóm lựa chọn được sản phẩm đích mà nhóm mình thích tạo hoặc phù hợp với nhóm mình.
b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, thảo luận về các chủ đề gợi ý và lựa chọn ra được sản phẩm đích.
c) Sản phẩm học tập: HS lựa chọn được sản phẩm để tạo phim hoạt hình.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn chủ đề:
+ Bảo vệ môi trường: các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp em (VD: trồng cây xanh cho lớp, nhặt rác quanh trường,…), câu chuyện về bảo vệ môi trường mà em tham gia hoặc đã gặp.
+ Học tập: học tập của học sinh trong kì giãn cách xã hội vì dịch virus.
+ Lễ hội: lễ hội Trung thu, lễ hội tết Nguyên đán, …
(GV có thể đưa ra các chủ đề cụ thể phù hợp với đối tượng HS và địa phương mình như các hoạt động vui chơi đá bóng, thi chạy, …)
-
GV đưa ra yêu cầu cho mỗi nhóm về việc xây dựng đoạn phim:
+ Phim có thời lượng khoảng 2 phút; gồm từ 3 đến 5 cảnh, có hiệu ứng chuyển cảnh giữa các cảnh.
+ Các cảnh đều có nhân vật và nhạc nền. Nhạc nền của cảnh cuối là bài hát về chủ đề phim.
+ Phim có hội thoại giữa các nhân vật, có lời thuyết minh và phụ đề.
+ Phim có tiêu đề mở đầu phim và tiêu đề kết thúc phim giới thiệu các tác giả và các nguồn tham khảo tư liệu cho phim.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động nhóm, thảo luận và lựa chọn chủ đề phù hợp với nhóm.
- HS đặt thêm câu hỏi về những sản phẩm, chủ đề cần tạo để xác định chủ đề phù hợp với nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm báo cáo xác định chủ đề, sản phẩm lựa chọn.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV ghi lại sản phẩm, chủ đề mà các nhóm lựa chọn.
Hoạt động 2. Gợi ý và hướng dẫn
a) Mục tiêu: Giúp HS các nhóm cách tạo sản phẩm của nhóm mình.
b) Nội dung: HS thảo luận phân tích sản phẩm vẽ trang trí mà nhóm lựa chọn, phân công công việc và tiến hành tạo sản phẩm theo chủ đề.
c) Sản phẩm học tập: Sản phẩm trang trí với chủ đề tự chọn của các nhóm HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức thực hành cho HS, yêu cầu các nhóm thảo luận phân công công việc và tiến hành tạo sản phẩm theo chủ đề mà nhóm lựa chọn. - GV ví dụ về một vài chủ đề để minh họa các bước để tạo một đoạn phim. Bước 1: Xây dựng kịch bản phim - Lựa chọn chủ đề, phác thảo ý tưởng và nội dung phim. Có thể tham khảo các video mẫu trong Animiz. (VD: lễ hội tết Nguyên đán). - Xây dựng các cảnh phim, các phân cảnh và các nhân vật. (VD: Cảnh gói bánh, cảnh đi chợ tết, cảnh lì xì, …) Bước 2: Dựng phim - Chuẩn bị tư liệu phim: lấy các mẫu có sẵn trong Animiz hoặc vẽ bằng GIMP các nhân vật, đối tượng, hình nền. - Tạo phim trong Animiz: theo hướng dẫn Bài 2. Bước 3: Chỉnh sửa phim - Chỉnh sửa các đối tượng, nhân vật: hình dáng, hành động, di chuyển. (Nhân vật: ông bà, bố mẹ, trẻ con, ...) - Thêm nhạc, lời thoại âm thanh cho các nhân vật, thêm lời thuyết minh. (VD: các câu chúc tết, cảm ơn, nhạc tết, ...) - Thêm phụ đề cho phim, tiêu đề giới thiệu và kết phim: thêm các đoạn văn bản với các hiệu ứng xuất hiện và biến mất dần lần lượt. - Hiệu chỉnh nhạc bài hát về chủ đề Tết: + Nếu thời lượng bài hát dài hơn cảnh phim thì cắt phần cuối. + Nếu thời lượng bài hát ngắn hơn cảnh phim thì lặp lại một đoạn cuối bài hát hai lần bằng cách cắt đoạn nhạc cuối bài hát và ghép thêm vào cuối bài hát. Bước 4: Xuất bản phim Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận nhóm, phân tích chủ đề, phân công nhiệm vụ và tiến hành tạo sản phẩm. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi tạo đoạn phim. |
2. Gợi ý và hướng dẫn Sản phẩm mẫu:
|
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều
Soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều chuyên đề 3 Bài 4: Thực hành tổng, GA word chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cd chuyên đề 3 Bài 4: Thực hành tổng, giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 cánh diều chuyên đề 3 Bài 4: Thực hành tổng
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- Phí giáo án: 350k/cả năm
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT TRƯỚC:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước