Soạn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối tri thức chuyên đề 2 Bài 1: Tìm hiểu trang trí hình tròn (P1)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 chuyên đề 2 Bài 1: Tìm hiểu trang trí hình tròn (P1) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH VẼ HÌNH TRANG TRÍ 2 (10 TIẾT)

BÀI 1: TÌM HIỂU TRANG TRÍ HÌNH TRÒN

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Thông qua bài học này, giúp HS:

  • Nhận biết được đặc điểm trang trí hình tròn.
  • Lựa chọn được họa tiết và biết cách sắp xếp các họa tiết trong trang trí hình tròn.
  • Biết sử dụng chất liệu trong thực hành phác thảo trang trí hình tròn.
  • Có kĩ năng trao đổi, thực hành và giải quyết vấn đề trong thực hành, sáng tạo.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm; biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm và có ý thức trang trí chúng đẹp hơn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức và tư duy mĩ thuật: Nhận biết được đặc điểm trang trí hình tròn; Biết sử dụng chất liệu trong thực hành phác thảo trang trí hình tròn.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm; biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm và có ý thức trang trí chúng đẹp hơn.
  1. Phẩm chất
  • Có hiểu biết về trang trí hình tròn trong mĩ thuật và trong cuộc sống, từ đó có tình cảm, trách nhiệm trong học tập.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của SPMT; biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm và có ý thức trang trí chúng đẹp hơn.
  • Biết chia sẻ quan điểm cá nhân qua trao đổi, nhận xét và phân tích sản phẩm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật
  • Kế hoạch bài dạy.
  • Một số ảnh chụp, bài mẫu trang trí hình tròn.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 11.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì,…
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Thực hành vẽ trang trí 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hình thức trang trí hình tròn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được một số hình thức trang trí hình tròn.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình SGK tr.27, 28 và thảo luận tìm hiểu về một số hình thức trang trí hình tròn.

- GV hướng dẫn HS thảo luận về hình thức trang trí hình trong và vai trò của trang trí trong đời sống.

  1. Sản phẩm:

- HS có kiến thức về trang trí hình tròn và chuẩn kiến thức của GV.

- HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình SGK tr.27, 28:

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh và nêu cảm nhận:

+ Trình bày một số hình thức trang trí trong cuộc sống.

+ Nêu vai trò của trang trí trong đời sống xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng  thành viên trong nhóm, tìm hiểu về các hình thức trang trí và vai trò của trang trí hình tròn trong đời sống.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày các hình thức trang trí.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về vai trò của trang trí hình tròn trong đời sống.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận: Mẫu trang trí hình tròn có thể ứng dụng trong trang trí gạch lát sàn, thảm, khăn quàng, logo, đĩa, tách,... và các công trình trang trí kiến thức, đồ vật và nội thất phục vụ đời sống.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu một số hình thức trang trí hình tròn

- Một số hình thức trang trí trong cuộc sống:

+ Trang trí bánh sinh nhật.

+ Trang trí trần hình tròn.

+ Trang trí kính màu ở mặt tiền và cửa sổ hình tròn trong kiến trúc.

+ Trang trí mái vòm và họa tiết hình tròn trên cửa sổ.

+ Trang trí hoa văn trên ngói đất nung thời Trần.

+ Trang trí hoa văn lá trên nắn gốm hoa nâu thời Lý – Trần.

+ Trang trí hình tròn trên túi xách.

+ Trang trí trên đĩa sơn mài hình tròn.

- Vai trò của trang trí trong đời sống xã hội: đề phục vụ đời sống.

 

Hoạt động 2: Hoa sắc trong trang trí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có khái niệm về hòa sắc và một số quy tắc cơ bản trong thực hành trang trí hình tròn.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình SGK tr.29 và thảo luận tìm hiểu về hòa sắc trong trang trí hình tròn.
  3. Sản phẩm:

- HS có kiến thức về hòa sắc trong trang trí hình tròn và chuẩn kiến thức của GV.

- HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình SGK tr.29:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh và thảo luận nội dung liên quan đến hòa sắc trong trang trí hình tròn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về hòa sắc trong trang trí hình tròn.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên theo cặp.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về nội dung hòa sắc trong trang trí.

- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Hoa sắc trong trang trí

Hòa sắc trong trang trí là sự sắp xếp các mảng màu cạnh nhau nhằm đạt được một tổng hòa chung, thống nhất và hài hòa về sắc độ.

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối chuyên đề 2 Bài 1: Tìm hiểu trang, GA word chuyên đề Mĩ thuật 11 kntt chuyên đề 2 Bài 1: Tìm hiểu trang, giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối tri thức chuyên đề 2 Bài 1: Tìm hiểu trang

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Toán 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử toán 11 kết nối tri thức

Giáo án Vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử vật lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Hóa học 11 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức

Giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Khoa học máy tính 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án Địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử địa lí 11 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI