Soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 cánh diều Chuyên đề 2 Bài 5: Thực hành tổng hợp ứng dụng chia để trị
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 Chuyên đề 2 Bài 5: Thực hành tổng hợp ứng dụng chia để trị sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 5. THỰC HÀNH TỔNG HỢP ỨNG DỤNG CHIA ĐỂ TRỊ (2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Áp dụng được cách làm thuật toán sắp xếp trộn vào bài toán tính số nghịch thế trong mảng.
- Vận dụng được tư tưởng chia để trị vào giải quyết một số bài toán thực tế.
- Viết được chương trình đơn giản cho một số bài toán áp dụng kĩ thuật đệ quy trong chia để trị.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động trong giao tiếp, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân về thuật toán sắp xếp trộn.
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập Chuyên đề môn Tin học 11 – Khoa học máy tính qua việc sử dụng tư tưởng chia để trị.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức giải quyết được các vấn đề liên quan.
Năng lực riêng:
- Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Xác định được ý tưởng thực hành tổng hợp ứng dụng chia để trị.
'2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập; tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trách nhiệm: tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, sách CĐHT, SGV Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều.
- Máy tính cá nhân có cài đặt phần mềm mô phỏng thuật toán, máy chiếu, màn hình chiếu.
- Đối với học sinh
- Sách CĐHT Tin học 11 – Khoa học máy tính bộ Cánh diều, vở ghi.
- Tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, dẫn dắt đưa ra vấn đề để học sinh suy nghĩ khơi gợi hứng thú học tập.
- b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
- c) Sản phẩm: Gợi ý câu trả lời của HS.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ thực tế trong thương mại điện tử áp dụng bài toán đếm số nghịch thế giải bằng phương pháp chia để trị.
Các trang web thương mại điện tử ứng dụng trí tuệ nhân tạo thường lưu lại lịch sử thói quen khách hàng khi tương tác với các sản phẩm. Lịch sử tương tác của mỗi khách hàng sẽ được lưu vào một mảng chứa các hành động như: xem, bấm nút “thích” (“like”), mua hàng, theo thứ tự thời gian. Một phương pháp đơn giản và hiệu quả để gợi ý cho khách hàng là áp dụng bài toán đếm số nghịch thế trong mảng. Chương trình sẽ so sánh mảng của khách hàng đang tương tác trên trang web với mảng của các khách hàng trong lịch sử để đưa ra gợi ý dựa trên số nghịch thế giữa hai mảng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tìm hiểu phương pháp chia để trị để giải bài toán.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận và kết luận:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được hình dung ra các thuật toán hoạt động và cài đặt dựa trên phần cài đặt của thuật toán Sắp xếp trộn: Bài 5. Thực hành tổng hợp ứng dụng chia để trị.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động. Bài toán: Tính số nghịch thế trong mảng
- a) Mục tiêu: HS ứng dụng phương pháp chia để trị để giải bài toán này.
- b) Nội dung: HS hoạt động độc lập thực hiện nhiệm vụ bài toán và các bài tập thực hành.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành yêu cầu của 3 bài thực hành.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Bài toán: Cho một mảng A gồm n phần tử A0, A1,…,An-1 đôi một khác nhau. Hai phần tử Ai, Aj với j < j được gọi là nghịch thế nếu như Ai > Aj. Hãy tính số lượng nghịch thế trong mảng. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện các nhiệm vụ sau: Yêu cầu: Sản phẩm của mỗi nhóm qua bài thực hành này bao gồm: Thực hành 1: Mô tả chi tiết thuật toán giải quyết bài toán. Thực hành 2: Viết chương trình giải quyết bài toán. Thực hành 3: Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu đầu vào mẫu và tự tạo. Thực hành 1: Áp dụng trực tiếp thuật toán sắp xếp trộn ở trên để mô tả chi tiết phương pháp chia để trị giải bài toán đếm số lượng nghịch thế ở trên. - GV lấy một ví dụ mẫu và mô ttar từng bước thuật toán một cách trực quan trên ví dụ này. Thực hành 2: Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương n và n giá trị A0, A1,…,An-1 đôi một khác nhau, đưa ra số lượng nghịch thế của mảng vừa nhập vào. Thực hành 3: Viết chương trình thực hiện thuật toán đơn giản bằng vòng lặp để đếm số lượng nghịch thế. Tiếp theo, em hãy đếm số bước thực hiện bởi thuật toán này so với thuật toán chia để trị ở trên trong một số ví dụ cụ thể. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Ở các nhiệm vụ, HS đọc sách CĐHT, chạy chương trình và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS báo cáo kết quả chạy chương trình và trả lời câu hỏi nhiệm vụ. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả chạy chương trình và trả lời câu hỏi của HS. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và lưu ý HS những lỗi sai. |
Bài toán Tính số nghịch thế trong mảng Thực hành 1 Hướng dẫn: 1. Chia: Sử dụng thuật toán chia của hàm Merge_sort(A). 2. Trị: Gọi đệ quy hàm Merge_sort() và Merge_sort(P) để giải từng bài toán con, đồng thời cập nhật kết quả đếm số nghịch thế từng bài toán con vào một biến đếm. 3. Kết hợp: Sử dụng thuật trộn của hàm Merge(A), đồng thời cập nhật số lượng nghịch thế từ những cặp phần tử mà một phần tử thuộc mảng T và một phần tử thuộc mảng P, các phần tử trong hai mảng này đều đã được sắp xếp tăng dần. Thực hành 2 Hướng dẫn: Sử dụng chương trình thuật toán sắp xếp trộn và thuật toán trong Thực hành 1 để hoàn thiện chương trình. + Hàm Merge_sort(A) gần như giữ nguyên ngoại trừ việc bổ sung các dòng lệnh cộng dồn biến đếm số lượng nghịch thế tính được trong hàm Merge() vào kết quả cuối cùng. + Hàm Merge(A, T, P) được bổ sung thêm biến đếm tính số lượng nghịch thế tạo ra bởi các cặp phần tử mà một phần tử nằm trong mảng con T và phần tử còn lại nằm trong mảng con P. Thực hành 3 Hướng dẫn: Bước 1. Cài đặt thuật toán đơn giản sử dụng hai vòng lặp lồng nhau duyệt qua tất cả các cặp hai phần tử của mảng dãy số để kiểm tra xem từng cặp hai phần tử có phải là nghịch thế hay không. Đồng thời thêm các biến đếm đặt trong vòng lặp thứ để tính số bước thực hiện của chương trình. Bước 2. Bổ sung các biến đếm vào vị trí thích hợp trong hàm đệ quy của chương trình trong bài Thực hành 2 để tính số bước thực hiện của chương trình. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức về tổng hợp ứng dụng chia để trị.
- b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi liên quan đến chia để trị.
- c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến chia để trị.
- d) Tổ chức thực hiện
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 cánh diều
Soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 cánh diều Chuyên đề 2 Bài 5: Thực hành tổng, GA word chuyên đề Khoa học máy tính 11 cd Chuyên đề 2 Bài 5: Thực hành tổng, giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 11 cánh diều Chuyên đề 2 Bài 5: Thực hành tổng
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác