Soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều chuyên đề 11.1 Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón (P1)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Hóa học 11 chuyên đề 11.1 Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón (P1) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 11.1. PHÂN BÓN
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHÂN BÓN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào các loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, vùng đất khác nhau.
- Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được khái niệm phân bón
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề về sử dụng phân bón
Năng lực hóa học:
- Nhận thức hoá học:
- Trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, đặc điểm của đất.
- Tìm hiểu được thông tin về một số loại phân bón
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Hình thành thói quen tư duy, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SCĐ, SGV.
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Đối với học sinh
- SCĐ, vở ghi.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
- Nội dung: HS suy nghĩ nhanh để trả lời câu hỏi theo quan điểm cá nhân
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Các nhiệm vụ học tập cơ bản của các hoạt động học tiếp theo mà HS xác định được, như:
+ Cần tìm hiểu chức năng/ vai trò của mỗi loại phân bón.
+ Cần tìm hiểu các loại phân bón sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
+ Quan hệ giữa phân bón với đất và cây trồng,...
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Cây lương thực hay cây ăn quả đều cần được bón phân để tăng năng suất và chất lượng. Em hãy kể tên một số loại phân bón được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
- GV không yêu cầu tính đúng sai của các câu trả lời của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
Các loại phân bón vô cơ được dùng phổ biến ở nước ta là phân urea, phân SA, phân DAP, phân kali, phân lân, phân NPK,...
Nhiều loại phân bón hữu cơ được sản xuất tại gia đình, nông trại hoặc từ nhà máy cũng được sử dụng rất phổ biến.
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Vai trò của phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của người nông dân bằng câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Những vai trò này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng phân bón - Quan hệ phân bón đất và cây trồng
- Mục tiêu: Thực hiện yêu cầu cần đạt trình bày được phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất; việc sử dụng phân bón phụ thuộc vào loại cây trồng, thời gian sinh trưởng của cây, đặc điểm của đất.
- Nội dung: HS làm việc cá nhân: Đọc sách CĐHT để có thông tin và báo cáo.
- Sản phẩm học tập:
- Từ đáp án đúng, đủ của các câu hỏi dẫn đến nội dung tóm tắt ghi vào vở.
- Các biểu hiện “nói rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu” trong quá trình báo cáo.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ HS tìm hiểu nội dung trang 6 - 8 sách CĐHT, trả lời CH thảo luận 1, 2: 1. Mùn trong đất có chứa một số acid hữu cơ. Rễ cây cũng tiết ra acid hữu cơ. Nhờ đó, cây xanh có thể hấp thu được nguyên tố calcium từ CaCO3 có trong đất. Vì sao? 2. Trước đây, đồng bào miền núi có tập tục du canh, du cư. Theo đó, sau một vài năm làm nương, rẫy tại một khu vực, họ di chuyển đến một khu vực mới để canh tác. Hãy tìm hiểu và giải thích tập tục trên. - HS báo cáo về các nội dung sau: + Các nguyên tố dinh dưỡng mà phân bón cung cấp để cải tạo đất và tăng năng suất, chất lượng cây trồng. + Ví dụ minh chứng về việc sử dụng phân bón phải phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây và loại đất trồng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ và phản hồi cho GV về việc hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ, - GV quan sát, có thể làm rõ yêu cầu của hai nội dung mà HS cần tìm hiểu (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH thảo luận - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV công bố đáp án của câu hỏi. GV đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS và ghi vào sổ theo dõi về: + Nội dung kiến thức trong các câu trả lời. + Biểu hiện rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu khi HS báo cáo để đáp ứng được yêu cầu “trình bày được”. - GV định hướng nhiệm vụ của hoạt động học tiếp theo: Tìm hiểu thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến ở Việt Nam. |
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PHÂN BÓN 1. Khái niệm phân bón Trả lời CH thảo luận 1 Các acid hữu cơ có trong mùn đất và rễ cây phản ứng với CaCO3 tạo sản phẩm có chứa calcium làm cây hấp thụ được. 2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O Kết luận: - Phân bón là những hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng (N, P, K, S, Ca, Mg, Si, B, Co, Mn, Fe, Zn, Cu, Mo, Ni, Se, Na,... ). 2. Phân loại phân bón - Thông thường phân bón được chia thành 2 loại: + Phân bón vô cơ + Phân bón hữu cơ II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÂN BÓN - CÂY TRỒNG - ĐẤT Trả lời CH thảo luận 2 Du canh là tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của nhiều dân tộc ít người ở Việt Nam. Hậu quả của du canh du cư là rất nghiêm trọng: đời sống của người dân không ổn định, rừng bị chặt phá, đất bị thoái hoá không còn khả năng canh tác, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái, ... Chính những điều đó đã khiến họ phải di chuyển đến một khu vực mới để canh tác. Kết luận: - Vai trò phân bón: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và có tác dụng cải tạo đất. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin về một số loại phân bón được dùng phổ biến ở Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số loại phân bón thông dụng ở Việt Nam.
- Nội dung: HS làm việc cặp đôi: Tìm kiếm thông tin trong sách CĐHT và báo cáo.
- Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở một số loại phân bón thông dụng ở Việt Nam, câu trả lời Luyện tập.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS đọc nội dung trang 8, 9 và mục Em có biết ở trang 9 sách CĐHT, tìm kiếm thông tin, thống nhất chọn lựa thông tin,... để thể hiện “biết rõ, hiểu rõ” khi báo cáo về các nội dung sau: + Nguyên nhân nước ta phải sử dụng phân bón nhiều về lượng, đa dạng về chủng loại. + Danh sách một số loại phân bón được dùng phổ biến ở nước ta. - HS tiếp nhận nhiệm vụ và phản hồi cho GV về việc hiểu rõ/ chưa rõ nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm về một số loại phân bón thông dụng ở Việt Nam, đọc SCĐ và trả lời CH và Luyện tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời luyện tập. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về một số phân bón thông dụng ở Việt Nam. |
III. MỘT SỐ PHÂN BÓN PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM Nước ta có diện tích đất nông nghiệp lớn, cây trồng đa dạng nên phải sử dụng phân bón nhiều về lượng, đa dạng về chủng loại. Một số loại phân bón được dùng phổ biến ở nước ta: + Phân vô cơ: phân urea, phân SA, phân DAP, nhiều loại phân kali, phân NPK,... + Phân hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ vi sinh,... Trả lời Luyện tập: Phương trình hoá học của phản ứng thủy phân ion ammonium: NH4+ + H2O ⇌ NH3 + H3O+
|
---------------------------Còn tiếp-----------------------------
Soạn giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều chuyên đề 11.1 Bài 1: Giới thiệu chung, GA word chuyên đề Hóa học 11 cd chuyên đề 11.1 Bài 1: Giới thiệu chung, giáo án chuyên đề Hóa học 11 cánh diều chuyên đề 11.1 Bài 1: Giới thiệu chung
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác