Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2. 1....
I. BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC
Thí nghiệm về biến đổi vật lí
Chuẩn bị: nước đá viên; cốc thuỷ tỉnh 250 mL, nhiệt kế, đèn cồn, kiếng sắt.
Tiến hành: Thực hiện thí nghiệm như mỏ tả trong Hình 2.1.
Quan sát hiện tượng và thực hiện các yêu cấu sau:
1. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2. 1.
2. Ờ quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đối thành chấ khác không?
Thí nghiệm về biến đổi hoá học
Chuẩn bị: bột sắt (ron, Fe) và bột lưu huỳnh (sulfur, S} theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cốn, đũa thuỷ tỉnh, thìa thuỷ tỉnh.
Tiến hành:
- Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.
- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1). Quan sát hiện tượng.
- Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngừng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2). Quan sát hiện tượng.
Trả lời câu hỏi:
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi được đun nóng và để nguội có bị nam châm húi không?
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
Câu hỏi
Lấy một số ví dụ đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, sự biến đổi hóa học.
Thí nghiệm về biến đổi vật lí
1. Các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2. 1.
Cốc a: nước đá: 0 - 4 độ C
Cốc b: Nước ở thể lỏng nhiệt độ phòng (20 - 25 độ C)
Cốc c: Nước sôi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi 100 độ C
2. Ờ quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước không bị biến đối thành chấ khác
Thí nghiệm về biến đổi hoá học
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi được đun nóng và để nguội không bị nam châm hút
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, không chất mới được tạo thành. Sắt bị nam châm hút
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Vì chất đó không bị nam châm hút, chứng tỏ sắt đã bị biến đổi thành chất khác sau khi đun nóng.
Ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, sự biến đổi hóa học
Sự biến đổi vật lí: Quá trình ra mực của bút bi, bẻ đôi viên phấn, ...
Sự biến đổi hóa học: Quả táo bị ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ, quang hợp của cây xanh, ...
Xem toàn bộ: Giải KHTN 8 kết nối bài 2 Phản ứng hóa học
Bình luận