Từ nội dung trong bài đã học, hãy viết suy nghĩ của em về những điều em học hỏi được từ tấm gương của các danh nhân trong lịch sử Việt Nam.

Câu hỏi 2. Từ nội dung trong bài đã học, hãy viết suy nghĩ của em về những điều em học hỏi được từ tấm gương của các danh nhân trong lịch sử Việt Nam.


Trong lịch sử, trải qua những cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh của dân tộc, chúng ta đã từng có những lớp lớp thanh niên luôn ở tuyến đầu. “Tuổi 20 khi lẽ đời đã thấy/ Thì xa xôi cách mấy cũng lên đường”; hay “Tuổi hai mươi ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc đời mình thì còn chi Tổ quốc”… Qua những năm tháng hòa bình, tuổi trẻ không còn lúc nào cũng phải ở tuyến đầu chiến đấu với quân thù nhưng vẫn luôn luôn là tuổi trẻ dấn thân đi đầu trong lập thân, lập nghiệp. Chuyển sang giai đoạn hội nhập với thế giới, một thế hệ trẻ lớn lên trong đầy đủ vật chất, trong tiếp cận rất nhanh với khoa học, công nghệ và thông tin. Nhiều bạn trẻ đã trở thành những công dân toàn cầu, dù ở đâu thì cũng là cống hiến.

Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng phấn, với tinh thần trách nhiệm rất cao.Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tự thể tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?”. Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Nhưng không phải không có những biểu hiện của những người trẻ tuổi sống hưởng thụ, lười biếng, dựa dẫm, thực dụng. Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.
Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.Ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau,nên thanh niên phải xác định được lý tưởng sống của mình và tương lai của mình để có thể giúp cho đất nước phát triển tốt hơn trong tương lai.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác