Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết kính sợ” “cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)”?

Câu 2. Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết kính sợ” “cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)”?


1. Luận điểm 1:

“Chữ người tử tù” dựng lên một thế giới tăm tối, tù ngục, trong đó kẻ tiểu nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ. Trên cái tăm tối ấy, hiện lên ba đốm sáng lẻ loi, cô đơn: Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại – những con người có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí. 

Lí lẽ: 

  • Cái đẹp, cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ có gian ác, thô bỉ và hôi hám: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. 
  • Đấy là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái đẹp đối với cái nhem nhuốc tục tằn, của thiên lương đối với tội ác.

2. Luận điểm 2:

Lâu nay, nói về những nhân cách cao thượng, người ta thường nhấn mạnh đến tinh thần gang thép, đến cái “vô úy”, cái không biết sợ trước những lực lượng thù địch. 

Lí lẽ: 

  • Thiên hướng ấy thực ra cũng dễ hiểu đối với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hăng nhất. 
  • Phân tích cái vô úy của ba nhân vật: Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại. Nhưng người quản ngục và viên thơ lại cũng gan góc ngang tàng lắm chứ, dám thách thức với những đòn trừng phạt ghê gớm có thể giáng xuống đầu. 
  • “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. 

3. Luận điểm 3: 

Phân tích “Chữ người tử tù”, không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ngợi ca cái biết sợ của những nhân vật này nữa. 

Lí lẽ: 

  • Phân tích việc Huấn Cao ngay từ đâu coi thường viên cai ngục rồi sau đó khi thấu hiểu viên cai ngục thì nhận ra tầm lòng, con người thật của viên cai ngục.
  • Phân tích cử chỉ đẹp, viên cai ngục vẫn cúi đầu, nói chuyển thể hiện sự kính cẩn với Huấn Cao.

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác