Trình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX.

Hình thành kiến thức mới

1. Qúa trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây

b) Đông Nam Á lục địa

CH: Trình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX. 


Quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX:

* Đông Nam Á hải đảo: 

- Ở In-đô-nê-xi-a, từ thế kỉ XV - XVI, các thế lực thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng. Đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lặp ách thống trị thực dân trên đất nước này.

- Từ thể kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Sau khi thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ (1898), Tây Ban Nha đã nhượng quyền quản lí thuộc địa Phí-líp-pin cho Mỹ. Từ năm 1899, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.

- Ở Mã Lai, năm 1826, thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc như Kê-đa, Pê-nang,... và thành lập Mã Lai thuộc Anh vào năm 1895.

* Đông Nam Á lục địa:

- Ở Miến Điện, sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 - 1826, 1852, 1885) thực dân Anh thôn tính Miến Điện rối sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. 

- Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá  trình xâm lược những nước này và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.  

- Vương quốc Xiêm, trong nửa cuối thế kỉ XIX, trở thành vùng tranh chấp của thực dân Anh và Pháp. 

- Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.


Trắc nghiệm Lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 5 Qúa trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bình luận

Giải bài tập những môn khác