Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Bạn đã từng nghe câu tục ngữ: Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa chưa? Câu đó nghĩa là gì? Phần dưới đây sẽ giải thích giúp bạn.


Nghĩa đen:

=> Ý cả câu: Hình ảnh " dưa", " dừa" là hình ảnh quen thuộc với tất cả chúng ta. Khi ăn dưa hấu, người ta thường bổ dọc quả dưa thành từng miếng. Miếng dưa hấu sau khi ăn hết còn vỏ dày vất lại. Miếng vỏ dưa có hình dạng cong, võng lên ở hai đầu, trông tựa như mảnh vỏ ngoài quả dừa. Vỏ dưa nhiều nước, cứng, trơn. Vô ý dẫm lên vỏ dưa rất dễ bị ngã. Và, nhiều người đã bị ngã vì đạp phải vỏ dưa. Thế cho nên, người đời hễ gặp vỏ dưa là tránh, khỏi dẫm lên mà ngã. Oái oăm thay, vỏ dưa và vỏ dừa lại hao hao giống nhau. " Một lần bị rắn cắn, cả đời sợ dậy thừng", chính vì cái tâm lí đó đã cho người đời một lời khuyên choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh.

Nghĩa bóng:

=> Ý nghĩa cả câu: Hình ảnh:" dưa"  và " dừa" ở đây là ám chỉ những điều không may, xui xẻo. Cuộc sống chúng ta không phải lúc nào cũng có sự công bằng. Có những lúc, con người liên tiếp gặp phải những điều không may này đến những điều không may khác. Hoặc, cũng có những khi ta muốn tránh điều bất lợi này mà chọn làm một việc nọ, nhưng khi làm việc nọ lại vấp phải một điều bất lợi khác. Cho nên, đã đành là "khi đạp vỏ dưa rồi thì gặp vỏ dừa phải tránh đi" , nhưng không phải lúc nào cũng làm được điều đó. Trong khi nhiều trường hợp, tránh vỏ dưa lại đạp phải vỏ dừa cũng có nghĩa là không thoát khỏi được, dù có ý thức chống đỡ, mà cứ gặp hết điều bất lợi này đến điều bất lợi khác. Đó chính là ý nghãi câu tục ngữ muốn nói đến.


Bình luận