Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.

III. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm

2. Nồng độ mol

Câu hỏi 1: Tính khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%.

Câu hỏi 2: Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C.

a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A, B.


Câu 1: 

Khối lượng H2SO4 có trong 20 gam dung dịch H2SO4 98%:

m$_{H_{2}SO_{4}}$ = $\frac{m_{dd}.C%}{100}$ = $\frac{20.98}{100}$ = 19,6 (g)

Câu 2: 

a) Số mol urea trong dung dịch A: nurea  = CM (A) . Vdd A = 0,02.2 = 0,04 (mol) 

Số mol urea trong dung dịch B: nurea  = CM (B) . Vdd B = 0,1.3 = 0,3 (mol) 

Số mol urea trong dung dịch C: nurea  = 0,3 + 0,04 = 0,34 (mol)

b) Thể tích dung dịch C: Vdd C = 2 + 3 = 5 (L)

Nồng độ mol của dung dịch C: CM (C) = $\frac{0,34}{5}$ = 0,068 (mol/L)

Nhận xét:

Giá trị nồng độ mol của dung dịch C lớn hơn nồng độ mol của dung dịch A và nhỏ hơn nồng độ mol của dung dịch B.


Trắc nghiệm Hóa học 8 Kết nối bài 4 Dung dịch và nồng độ
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 4, giải KHTN 8 sách KNTT bài 4, Giải bài 4 Giải KHTN 8 kết nối bài 4 Dung dịch và nồng độ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác