Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng

Câu hỏi 2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng


Thể thơ ngũ ngôn được hiểu là một thể loại trong thơ Đường luật (xét về mặt số tiếng trong một dòng thơ). Đó là những bài thơ một câu có 5 tiếng (ngũ ngôn), trong bài thơ có 4 câu (tứ tuyệt hay tuyệt cú) hoặc 8 câu (bát cú) hoặc 10 câu trở lên (bài luật) làm theo luật thơ Đường luật. Tính theo số câu trong bài thì thể thơ ngũ ngôn có ba dạng cơ bản:

1.1. Thơ ngũ luật [五律là loại thơ gồm 8 câu (bát cú), mỗi câu có 5 tiếng (ngũ ngôn) được làm theo quy định chặt chẽ của luật thơ Đường luật; cho nên còn gọi là ngũ ngôn luật thi. Thơ ngũ luật giống như bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật bỏ đi hai tiếng đầu câu, chỉ còn năm tiếng sau. Về niêm, luật, vần, đối và kết cấu thì vẫn như bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Về luật thơ (thi luật [詩律]): căn cứ vào chữ thứ nhất, chữ thứ nhì của dòng đầu tiên để xác định luật bằng, trắc; chữ thứ hai và thứ tư phải đối nhau (nhị, tứ phân minh [二四分明]).

Về đối[]: các phép đối, dù ở dạng nào cũng đều phải hội tụ 3 đặc điểm: 1). Đối ý: có hai cách cơ bản là tương phản và tương đồng. 2). Đối thanh: chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2,4,5 nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc. 3). Đối từ: danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ; số từ đối với số từ, hư từ đối với hư từ; từ ghép đối với từ ghép, từ láy đối với từ láy; danh từ riêng đối với danh từ riêng; cụm từ đối với cụm từ… Nếu không đảm bảo quy định trên gọi là thất luật [失律].

Về niêm []: để đảm bảo được sự hài hòa về thanh bằng, thanh trắc giữa các câu thơ trong phạm vi cả bài (chiều dọc) thì các câu 1 và 8, câu 2 và 3, câu 4 và 5, câu 6 và 7 phải niêm với nhau (nghĩa là các cặp câu phải cùng là thanh bằng hoặc thanh trắc). Khi các câu trong bài không theo lệ đã định gọi là thất niêm [失黏].

Về vần (vận []: có hai loại: chính vận [正韻] (vần gồm những chữ có âm giống nhau chỉ khác phụ âm đầu và dấu giọng); thông vận [通韻] (vần gồm những chữ có âm tương tự nhau). Gieo vần sai hẳn, không hiệp nhau gọi là lạc vận [落韻]; nếu vần gieo gượng, không được hiệp lắm thì gọi là cưỡng áp [強押].

Về kết cấu [結句]: có ba mô hình cơ bản về bố cục của một bài thơ ngũ luật như sau: 1. Mô hình phổ biến nhất là 2/2/2/2: khởi - thừa - chuyển - hợp [起承轉合] (hay đề - thực - luận - kết [題實論結]). 2. Mô hình 4/4:tiền giải, hậu giải [前解,後解]. 3. Mô hình 2/4/2.

Căn cứ vào số câu được gieo vần, ngũ luật chia làm hai loại: loại năm vần và loại bốn vần. Ngũ luật bốn vần là những bài thơ làm theo luật Đường thi có 8 câu, mỗi câu 5 tiếng, hiệp vần (bằng hoặc trắc) ở các câu 2,4,6,8 (trốn vần ở câu 1). Ngũ luật năm vần là những bài thơ làm theo luật Đường thi có 8 câu, mỗi câu 5 tiếng, hiệp vần (bằng hoặc trắc) ở các câu 1, 2, 4, 6, 8. Căn cứ vào vần được gieo là vần bằng hay vần trắc, cũng chia ra làm các tiểu loại: loại vần bằng; loại vần trắc.

Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm


Bình luận

Giải bài tập những môn khác