Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lại làm bật lên tiếng cười?

3. Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lại làm bật lên tiếng cười?


Các hành động của nhân vật trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục làm bật lên tiếng cười vì đấy là những hành vi, lời nói đại diện cho cái “thấp kém”; những tính cách, lối sống giả dối, hài hước, lố bịch thường bị chế giễu và phê phán:

- Hành động của ông Giuốc-đanh cho thấy sự háo danh, thích học đòi làm sang (vẫn vui vẻ, hài lòng khi bị phó may mua bít tất chặt, đóng giày chật, may áo có hoa ngược, ăn bớt vải; bị mất tiền oan nhưng vẫn sung sướng khi được thợ phụ tâng bốc, nịnh bợ,…).

- Hành động của phó may cho thấy kiểu bịp bợm, ma rãnh, làm ăn gian dối (tìm những lí do (có vẻ rất hợp lí) để biện minh cho hành động gian dối của mình).

- Hành động của thợ phụ cho thấy kiểu nịnh bợ để kiếm lợi (dùng những lời lẽ tâng bốc, nâng dần địa vị của ông Giuốc-đanh qua cách xưng hô trịnh trọng: “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”).

- Xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục chủ yếu là giữa ông Giuốc-đanh và phó may. Cách giải quyết xung đột ấy làm bật lên tiếng cười vì cách xử lí sự đối lập, mâu thuẫn của các nhân vật theo từng nấc thang hết sức bất ngờ, nhẹ nhàng nhưng sâu cay, tập trung làm nổi bật hình ảnh “trưởng giả học làm sang” của Giuốc-đanh. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác