Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu quy trình tạo đệm lót sinh học cho một số đối tượng vật nuôi phổ biến

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu quy trình tạo đệm lót sinh học cho một số đối tượng vật nuôi phổ biến.


Quy trình tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo:

  • Bước 1: Rải một lớp mùn cưa/trấu dày khoảng 15cm.
  • Bước 2: Phun nước cấp ẩm bằng vòi (phun như mưa) để lớp đệm vài rải đạt độ ẩm vào khoảng 20% (thử bằng cách bốc một nấm mùn cưa/trấu, quan sát nếu thấy trấu thấm nước, bóp chặt và nếu không bị ướt tay là đạt yêu cầu. Đối với mùn cưa, nếu thấy chúng sẫm màu, bóp chặt bằng tay cảm giác ướt tay mà chúng vẫn tới là được). Chú ý nên vừa phun nước vừa cào để cấp ẩm đều cho toàn bộ bề mặt.
  • Bước 3: Dùng 1 gói EMZEO 200gr đệm lót sinh học thảo dược rắc lên mặt chuồng. Bổ sung thêm trấu/mùn cưa lên trên cho đến khi đạt độ dày 60cm. Sử dụng 2 gói chế phẩm làm đệm lót sinh học EMZEO 200gr rắc đều trên bề mặt đệm.
  • Bước 4: Che phủ kín bề mặt bằng bạt trong khoảng 5 ngày trước khi thả heo vào chuồng.
  • Bước 5: Sau thả heo vào nuôi và khoảng 5-10 ngày tiếp theo rải tiếp 2 gói EMZEO đệm lót sinh học lên bề mặt chuồng và nhớ rải đều.
  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót thường xuyên bằng cách cứ sau mỗi 20-30 ngày lại rắc thêm 1 gói chế phẩm đệm lót sinh học thảo dược EMZEO.

Quy trình tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà:

  • Bước 1: Rắc một lớp men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO (chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMZEO) theo lượng: 1 gói 200gr rắc cho 25-30m$^{2}$.
  • Bước 2: Rải mùn cưa một lớp dày khoảng 10-15cm lên nền chuồng (có thể rải 7cm mùn cưa và 8cm trấu nếu kết hợp hai nguyên liệu).
  • Bước 3: Rắc thêm 1 lớp men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt: 1 gói rắc cho 10 m2, sau đó thả gà vào nuôi
  • Bước 4: Sau đó khoảng từ 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 3-5 ngày đối với gà nuôi thịt, quan sát lớp phân rải kín trên đệm, cào sơ nếu thấy chúng được rải kín (lưu ý khi làm xáo trộn đàn gà).
  • Bước 5: Rắc chế phẩm men lên bề mặt đã cào, dùng tay phân tán men để chung được phổ bổ đều khắp chuồng.
  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót sinh học: nếu thấy xuất hiện mùi hôi trở lại, tiến hành bổ sung thêm men vi sinh EMZEO lên trên bề mặt nền chuồng nuôi (1 gói rắc 30m$^{2}$).

Quy trình tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ:

  • Bước 1: Xử lý chuồng sao cho chuồng khô ráo, có lối thoát nước.
  • Bước 2: Trộn trấu và mùn cưa theo tỷ lệ lần lượt 30% và 70% cùng với 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr (làm cho 5m$^{2}$). Chiều dày đệm lót 5-7cm.
  • Bước 3: Sau khi làm xong hỗn hợp, chỉ cần tiến hành trải đều lên nền chuồng và rắc tiếp gói men vi sinh EMZEO vào chuồng nuôi (1 gói 200gr rắc cho 10m$^{2}$).
  • Bước 4: Thả thỏ vào nuôi và chăm sóc đệm lót sinh học định kỳ.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác