Soạn bài 1: Giải mục B Hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản sau: THÁNH GIÓNG.
2 Đọc và tìm hiểu văn bản.
a. Đọc và đánh số thứ tự vào từng ô trước các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng:
....................
h. Đọc truyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất? Qua câu chuyện về Thánh Gióng , nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì?
3. Tìm hiểu về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
a. Trao đổi để trả lời câu hỏi
b. Nối tên mỗi kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ở cột bên tráu với mục đích giao tiếp thích hợp ở cột bên phải (theo mẫu)
c. Cho các tình huống giao tiếp dưới đây, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu cảm phù hợp:
1. Đọc văn bản: THÁNH GIÓNG.
2. Đọc và tìm hiểu văn bản.
a. Trình tự sắp xếp như sau:
- (1) Vào thời Hùng Vương thứ sáu.... - (2) Một hôm.... sinh ra một đứa bé rất khôi ngô - (3) Đứa trẻ lên ba.... - (4) Giặc Ân xâm lược nước ta...- (5) Đứa bé cất tiếng nói... (6) Đứa bé đòi ngựa sắt... (7) Đứa bé lớn nhanh như thổi.... (8) Đánh giặc xong, tráng sĩ cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
b. Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng, giặc Ân. Nhân vật chính: Thánh Gióng.
Những chi tiết kì ảo trong của nhân vật chính là:
- Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.
- Mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé rất khôi ngô.
- Lên ba tuổi, Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.
- Khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi, chú bé bỗng bật lên tiếng nói, nhờ mẹ gọi sứ giả tâu vua sắm cho mình một con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc.
- Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Giặc đến, Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn.
- Ngựa sắt mà hí được, lại phun lửa.
- Nhổ tre ven đường đánh giặc, giặc tan vỡ.
- Ngựa phun lửa thiêu cháy một làng, chân ngựa chạy biến thành ao hồ, tre ngả màu vàng óng...
- Khi dẹp xong giặc, chàng Gióng và ngựa sắt từ từ bay lên trời.
- Từ câu nói đó cho em suy nghĩ về tình yêu nước của Thánh Gióng. Dù mới chỉ là một cậu bé lên ba nhưng trước cảnh nước nhà nguy nan đã nuôi ý chí đánh giặc cứu nước, bảo vệ cuộc sống của tất cả mọi người dân đất Việt,
- Những hình ảnh ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt cho em biết : trình độ phát triển của vũ khí lúc bấy giờ của nhân dân ta đồng thời cũng hiểu thêm về vũ khí đánh giặc là vũ khí của lòng cam đảm để Gióng cứu nước. Gióng cũng đánh giặc không nhờ gậy sắt mà nhờ cỏ cây của đất nước.
d. Chi tiết " bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé" cũng là một chi tiết có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.
Gióng trở thành là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Gióng lớn lên nhờ tình yêu thương, giúp đỡ của mọi người. Đây cũng là chi tiết thể hiện sự đoàn kết của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.
e. Ý nghĩa của các chi tiết:
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ có ý nghĩa: Đây là chi tiết thể hiện ý chí đánh giặc, sức mạnh của nhân dân ta khi đất nước bị giặc ngoại xâm lăm le xâm chiếm.
- Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc có ý nghĩa: Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa: Gióng cũng như nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi. Gióng bay về trời đó tựa như hóa và thiên nhiên đất trời, núi non đất Việt, là biểu tượng của người dân Văn Lang.
- Dưới thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
- Vào thời đại Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chông lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
Thánh Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc theo quan niệm của nhân dân. Thánh Gióng là ước mơ của nhân dân về sức mạnh tự cường của dân tộc. tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
3. Tìm hiểu về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
a. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
(1) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình với ai đó hoặc với mọi người em sẽ lựa chọn cách dùng ngôn ngữ nói, viết ra để biểu đạt điều mình mong muốn đó.
(2) Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói có đầu có đuôi, mạch lạc lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.
(3) Vấn đề câu ca dao nói đến: khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, không nên dao động trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu 6 và câu 8 liên kết với nhau:
- Về nội dung: nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng.
- Về luật thơ, vần (bền - nền) là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8.
Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước biểu đạt trọn vẹn nội dung.
Câu ca dao này là một văn bản.
b. Nối các ý đúng:
1-e; 2-d; 3-a; 4-b; 5-c; 6-g
c. Lựa chọ phương thức biểu đạt
(1) Hành chính công vụ
(2) Tự sự
(3) Miêu tả
(4) Thuyết minh
(5) Biểu cảm
(6) Nghị luận
Xem toàn bộ: Soạn văn 6 VNEN bài 1: Thánh Gióng siêu ngắn
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận