Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu


1. Tác giả

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Quê quán: sinh tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).

- Nội dung thơ văn

  • Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa: Truyện Lục Vân Tiên được viết nhằm mục đích truyền dạy những bài học về đạo lý làm người chân chính.
  • Lòng yêu nước thương dân: Khi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nổ ra, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tác những tác phẩm đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến đấu giữ nước buổi ấy.

- Nghệ thuật thơ: 

  • Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành và đầy tình yêu thương con người.
  • Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đậm đà sắc thái Nam Bộ.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác:

  • Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công.
  • Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (ngày 16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.
  • Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.

- Thể loại: văn tế

- Bố cục: 

  • Phần 1. Lung khởi (Hỡi ôi ... tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân.
  • Phần 2. Thích thực (Tiếp đến tàu đồng súng nổ): Miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công.
  • Phần 3. Ai vãn (Tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ.
  • Phần 4. Kết (Còn lại): Ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 9: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác