Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Tấm lòng người mẹ.

Câu 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản Tấm lòng người mẹ.


1. Tác giả

  • Vích-to Huy-gô (1802 – 1885)  là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho đến nay.
  • Ông là một người suốt đời có những hoạt động  xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ đến những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại
  • Những tác phẩm chính: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín ba mươi (1874)…
  • Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-go đối với cuộc đời. Đó là Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người. Và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.

2. Tác phẩm

  • Thể loại: Tiểu thuyết
  • Phương thức biểu đạt: Tự sự
  • Xuất xứ: Lấy trong tập tiểu thuyết vô cùng nổi tiếng của ông có tên Những người khốn khổ (1862)

3. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến "Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin"): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.

- Phần 2 ("Tiền chi kiếm ra quá ít ỏi"->"mồ hôi lạnh): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.

- Phần 3 ("Một hôm"->"Cô-dét không ốm"): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.

- Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê của cô.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác