Nêu nội dung hiệp ước Hác Măng (1883). Tại sao Pháp lại kí với triều đình Huế bản hiệp ước Patơ nốt (1884)? Cho biết thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp?

4. Tìm hiểu hai bản hiệp ước Hác Măng (1883), Patơnốt (1884) và sự sụp đổ của nhà nước phong kiến Việt Nam

Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

  • Nêu nội dung hiệp ước Hác Măng (1883).Tại sao Pháp lại kí với triều đình Huế bản hiệp ước Patơ nốt (1884)?
  • Cho biết thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp?
  • Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước


Nội dung hiệp ước Hác Măng (1883):

  • Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì thuộc Pháp
  • Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.
  •  Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế
  • Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
  • Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm.
  • Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về Trung Kì.

Pháp lại kí với triều đình Huế bản hiệp ước Patơ nốt (1884) vì:

Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến. 

Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

Thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

  • Quan lại: Một bộ phận sĩ phu, văn thân triều đình như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện... phản đổi lệnh bãi binh, không đồng tình với quyết định của nhà vua.
  • Nhân dân: Vô cùng căm phẫn cả triều đình Huế lẫn bọn thực dân Pháp. Từ đó, khiến cho các phong trào kháng chiến chống Pháp được nổ ra liên tục và mạnh mẽ hơn.

Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước: Có thể nói, từ khi thành lập, nhà Nguyễn cũng đã có những đóng góp trong việc xây dựng, mở mang bờ cõi nước ta... Tuy nhiên, đến giai đoạn khủng hoảng và suy thoái thì nhà Nguyễn không còn làm tốt trọng trách giữ gìn và bảo vệ đất nước. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã bỏ hết trách nhiệm của mình, thẳng tay dâng đất nước cho giặc, phó mặc số phận của đất nước, của nhân dân cho Pháp. Đó là điều nhân dân rất phẫn nộ.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác