Một viên than nặng 1 100 gam; giả thiết viên than chứa carbon, nước chiếm 10% khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy. a) Khi đốt than, carbon tác dụng với oxygen tạo thành carbon dioxide...
Câu 3.8 Một viên than nặng 1 100 gam; giả thiết viên than chứa carbon, nước chiếm 10% khối lượng, còn lại là tạp chất trơ không cháy.
a) Khi đốt than, carbon tác dụng với oxygen tạo thành carbon dioxide. Viết phương trình chữ và phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng trên.
b) Sau khi viên than cháy hết, khối lượng tro thu được là 462 gam. Phần trăm khối lượng của carbon trong viên than tổ ong là
A. 58%. B. 42%. C. 44% D. 48%.
c) Biết khối lượng oxygen tham gia phản ứng là 1 408 gam, khối lượng carbon dioxide tạo thành là
A. 1 936 gam. B. 2 046 gam. C. 2 508 gam. D. 2398 gam.
d) Nêu ý kiến của em về ảnh hưởng của đốt than tổ ong với môi trường.
a) PT chữ: carbon + oxygen → carbon dioxide
PTBTKL: $m_{carbon}+m_{oxygen}=m_{carbon dioxide}$
b) Đáp án D.
Khối lượng C có trong 1 100 gam than là:
mCarbon= mthan - mnước - mtro = 1 100 - 1 100.10% - 462 = 528 gam
Phần trăm khối lượng của carbon trong viên than tổ ong là: %$m_{Carbon}=\frac{528}{1100}$ = 48%
c) Đáp án A.
Khối lượng carbon dioxide tạo thành là: 528 + 1 408 = 1 936 gam
d) Đốt than trong thời gian dài có thể gây ra hàng loạt các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, các bệnh về mắt, tim mạch… Nếu người sử dụng đun nấu bằng than tổ ong trong nhà kín, không khí không được lưu thông sinh ra khí CO, khi người hít phải có thể dẫn đến tình trạng hôn mê sâu, đau nhức đầu, rối loạn thần kinh cảm giác và điều nhiệt. Nếu tình trạng này kéo dài không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong; phụ nữ mang thai nếu thường xuyên sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi khói than có nguy cơ bị sẩy thai cao…
Bình luận