Một ô tô mô hình được thả nhẹ từ trạng thái nghỉ từ độ cao h của một cái rãnh không ma sát. Rãnh được uốn thành đường tròn có đường kính D ở phía cuối như trên Hình 26.1

26.1 Một ô tô mô hình được thả nhẹ từ trạng thái nghỉ từ độ cao h của một cái rãnh không ma sát. Rãnh được uốn thành đường tròn có đường kính D ở phía cuối như trên Hình 26.1. Ô tô này trượt trên rãnh được cả vòng tròn mà không bị rơi. Giá trị tối thiểu của h là

Một ô tô mô hình được thả nhẹ từ trạng thái nghỉ từ độ cao h của một cái rãnh không ma sát. Rãnh được uốn thành đường tròn có đường kính D ở phía cuối như trên Hình 26.1

A. $\frac{5D}{4}$.

B. $\frac{3D}{2}$.

C. $\frac{5D}{2}$.

D. $\frac{5D}{3}$. 


Đáp án A

Chọn mốc tính thế năng tại mặt phẳng ngang.

Cơ năng tại đỉnh dốc: $W_{1}=W_{d1}+W_{t1}=\frac{1}{2}m.0^{2}+mgh=mgh$

Cơ năng tại điểm cao nhất của vòng tròn: $W_{2}=W_{d2}+W_{t2}=\frac{1}{2}mv^{2}+mgD$

Do bỏ qua ma sát nên cơ năng coi như bảo toàn:

$W_{1}=W_{2}\Rightarrow mgh=\frac{1}{2}mv^{2}+mgD\Rightarrow v^{2}=2g(h-D)$

Khi ô tô lên đỉnh cao nhất của vòng tròn, hợp lực của trọng lực và phản lực tác dụng lên ô tô đóng vai trò là lực hướng tâm (trọng lực và phản lực có phương thẳng đứng, hướng xuống):

$F_{ht}=P+N\Rightarrow N=F_{ht}-P=m\frac{v^{2}}{r}-mg=m\frac{2g(h-D)}{\frac{D}{2}}-mg$

Để ô tô không bị rơi khi lên đỉnh vòng tròn thì:

$N\geq 0\Rightarrow m\frac{2g(h-D)}{\frac{D}{2}}-mg\geq 0\Rightarrow h-D\geq \frac{D}{4}$

$\Rightarrow h\geq \frac{5D}{4}\Rightarrow h_{min}=\frac{5D}{4}$.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải sbt vật lí 10 sách mới, giải vật lí 10 kết nối tri thức, giải sbt vật lí 10 trang 48, giải 26.1 sbt vật lí 10 kết nối tri thức

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác