Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn. Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em

CH 3: Mô tả đặc điểm, nêu nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn. Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em.


 

Đặc điểm

Nguyên nhân

Biện pháp phòng, trị bệnh

Bệnh dịch tả lợn cổ điển

Virus có thể ra ngoài phân, nước tiểu, nước bọt.

Do virus dịch tả lợn có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Flaviviridae

  • Giữ chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo yêu cầu.

Bệnh tai xanh

Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều cảm nhiễm, nhưng lợn con và lợn nái mang thai thường mẫn cảm hơn. Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua sự tiếp xúc giữa lợn ốm, lợn mang virus với lợn khỏe và có thể lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

Do Arterivirus thuộc họ Arteriviridae có vật chất di truyền là RNA gây ra, loại virus này chỉ gây bệnh cho lợn.

Phòng bệnh:

  • Giữ chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”.
  • Tiêm vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.
  • bệnh cúm ở người để can thiệp.

Trị bệnh:

  • Kịp thời báo cho thú y địa phương.
  • Không được tắm cho lợn bị bệnh, sử dụng Sorbitol để giải độc gan, thận cho lợn.
  • Có thể sử dụng thuốc kháng hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.

Bệnh huyết trùng lợn

Vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn. Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khỏe qua đương không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

Do vi khuẩn Gram âm có tên là Pasteurella multocida gây ra.

Phòng bệnh:

  • Bổ sung các sản phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng cho lợn.
  • Giữ chuồng trại luôn khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì, thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”.
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ, nhắc lại 6 tháng/lần.

Trị bệnh:

  • Kịp thời báo cho thú y địa phương.
  • Có thể dùng kháng sinh để điều trị.

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: địa phương em đã và đang thực hiện nghiêm túc biện pháp phòng, trị bệnh ở lợn.

  • Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc.
  • Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.
  • Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi.
  • Luôn vật nuôi nơi khô ráo, sạch sẽ bằng mọi biện pháp vì vật nuôi trong môi trường ẩm ướt, lạnh chân sẽ rất dễ mắc bệnh.
  • Cách li vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.
  • Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.
  • Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh.
  • Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi.
  • Phòng bệnh bằng vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vaccine) mới có miễn dịch.
  • Sử dụng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác