Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì?
IV. THỰC HÀNH: SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ KHI NGƯỜI KHÁC BỊ GÃY XƯƠNG
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1. Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì?
Câu hỏi 2. Có thể sử dụng những dụng cụ nào tương tự nẹp và dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương?
Câu 1: Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý
- Chiều dài nẹp dùng cố định xương gãy phải đủ dài để bất động chắc khớp trên và dưới ổ gãy.
- Dây cố định nẹp phải buộc ở vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp trên và dưới chỗ gãy.
- Không nên cố gắng cởi quần áo nạn nhân, nếu cần phải để lộ vết thương thì cắt theo đường chỉ. Trường hợp cần phải cởi quần áo thì cởi bên lành trước.
- Không đặt trực tiếp nẹp vào da nạn nhân. Các mấu lồi đầu xương, vùng tỳ đè phải có lót bông rồi mới đặt nẹp.
Câu 2. Có thể sử dụng thanh gỗ, tre để thay thế nẹp và vải quần áo, vải xô để thay thế dây vải rộng bản trong điều kiện thực tế khẩn cấp khi sơ cứu và băng bó người khác bị gãy xương.
Xem toàn bộ: Giải KHTN 8 kết nối bài 31 Hệ vận động ở người
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 31, giải KHTN 8 sách KNTT bài 31, Giải bài 31 Hệ vận động ở người
Bình luận