IV. Luyện tập và vận dụng

IV. Luyện tập và vận dụng 

Câu hỏi 1 : Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

A. Gia đình chỉ tồn tại quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống.

B. Gia đình hạnh phúc luôn biết giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

C. Con 15 tuổi sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình.

D. Cha mẹ có nghĩa vụ chăm sóc con, giáo dục con, quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con khi con thành niên.

E. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình.

Câu hỏi 2. Em hãy xử lí các tình huống sau

  • Tình huống a) Anh M đầu tư tiền mở một cửa hàng bán bánh ngọt tại nhà. Mỗi tháng, sau khi trừ đi chi phí anh lãi khoảng 20 triệu đồng. Anh M yêu cầu vợ nghỉ việc để ở nhà phụ giúp mình và chăm sóc các con. Mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng khi vợ và các con anh đề nghị cả gia đình mỗi năm đi du lịch một lần thì anh M gạt đi với lí do nếu đi sẽ phải đóng cửa hàng, ảnh hưởng đến lượng khách mua và nguồn thu nhập. Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và việc làm của anh ? Nếu là con trong gia đình anh , em sẽ muốn thay đổi điều gì? Vì sao?
  • Tình huống b) Bố mẹ của G rất quan tâm đến chuyện học hành của các con. Em gái G rất ngoan và chăm học, ngược lại G không muốn học và cho rằng mình bị bắt học quá nhiều, Biệt G thích đá bóng nên bố mẹ thường cho G đi đá bóng vào ngày Và ghi cuối tuần Chủ nhật vừa rồi, bà của G bị ốm, bố mẹ lại đi công tác xa nền yêu cầu anh em G ở nhà chăm sóc bà. G vùng vãng giận dỗi, cậu nghĩ chăm Nóc bà là trách nhiệm của bố mẹ chứ không phải của mình. Nhân lúc bà ngủ, G đã trốn đi đá bóng và giao cho em gái ở nhà trông bà. Theo em, suy nghĩ và cách xử sự của G có đúng không? Vì sao? Em hãy viết ra các cách có thể làm thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử của G

Câu hỏi 3. Em hãy giúp bạn

  1. a) Bạn S thắc mắc: Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" liệu có phù hợp với nguyên tắc vợ chống bình đãng trong quan hệ gia đình không? Em sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này như thế nào?
  2. b) N khoe với bạn T là nhà mình được nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá". Bạn T nói: Gia đình giảu có, nhiều tiền mới đáng hãnh diện. Nếu em là N, em sẽ nói như thế nào với T?
  3. c) Bạn K hỏi: Trong trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khoẻ thì trông nom các cháu, lúc ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng hay sai? Em sẽ giúp A giải đáp câu hỏi này như thế nào?
 Câu hỏi 4. Em hãy cùng thực hiện
  • Tổ chức cuộc thi “Nhà hùng biện tài ba” về chủ đề “Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình” theo các bước sau:
    •  Xây dựng kế hoạch (mục đích cuộc thi; đối tượng dự thi: thời gian, địa điểm tổ chức, cách thức thi, bình chọn, tiêu chí chấm điểm,…).
    •  Phát động viết bài dự thi (hình thức, nội dung, quy cách của bài viết: cách thức chấm, bình chọn bài viết).
    •  Bình chọn bài viết theo tiêu chí đã xây dựng.
    •  Thông báo những bài viết được chọn, các tác giả luyện tập để tham gia hội thi hùng biện.
    •  Thực hiện tổ chức hội thi theo kế hoạch tại lớp.
  • Đánh giá: Viết bài thu hoạch.
 
 


Câu hỏi 1 

A . Em không đồng tình với ý kiến trên vì gia đình ngoài quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống còn có quan hệ nuôi dưỡng.

B. Em đồng ý với ý kiến trên vì giữ gìn và phát huy truyền thồn của gia đình, dòng họ sẽ là một trong những căn cứ để xây dựng gia đình hạnh phúc.

C. Em đồng ý với ý kiến trên vì con cái có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình theo quy định của pháp luật.

D. Em không đồng ý với ý kiến trên vì cha mẹ không có quyền quyết định việc lựa chọn nghề nghiệp của con khi con thành niên mà cha mẹ chỉ có quyền định hướng việc lựa chọn nghề nghiệp của con.

E. Em không đồng ý với ý kiến trên vì trong gia đình, ngoài việc mỗi thành viên trong gia đình phải tự hoàn thành công việc của mình thì mỗi người còn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giúp đỡ nhau hoàn thành các công việc khác.

Câu hỏi 2 

  • Tình huống a) Suy nghĩ và việc làm của anh M có phần không đúng khi chỉ quan tâm đến công việc mà quên mất trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với tư cách là một người chồng, một người cha. Việc anh yêu cầu vợ nghỉ việc để ở nhà phụ giúp công việc và chăm sóc các con có phần thiếu tôn trọng ý kiến của vợ, anh M đã chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình trong việc chăm lo đời sống chung của gia đình khi đã gạt chuyện du lịch mỗi năm một lần. Nếu em là con trong gia đình anh M, em muốn bố sẽ dành thời gian quan tâm cho gia đình nhiều hơn vì khi đó bố sẽ cân bằng được giữa công việc và gia đình, đời sống gia đình sẽ được vui vẻ.
  • Tình huống b)Theo em, suy nghĩ và cách xử sự của G không đúng vì G đã không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc bà. Việc chăm sóc bà là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong gia đình chứ không là trách nhiệm của riêng bố mẹ. Các cách có thể làm thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử của G:
      • Cách 1: Nói trực tiếp với G về nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
      • Cách 2: Kể cho G nghe những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bà dành G lúc G còn bé. Từ đó, nói đến trách nhiệm của con cháu đối với ông bà.

Câu hỏi 3 

  •  Trường hợp a) Quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hiện nay không còn phù hợp với nguyên tắc vợ chồng bình đẳng trong quan hệ gia đình nữa. Người ta thường nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” bắt nguồn từ quan niệm trọng nam, khinh nữ, coi đàn ông là chủ gia đình, còn người vợ chỉ là thứ yếu, hàm ý đàn ông thường đảm đương những công việc khó khăn, nặng nhọc bên ngoài xã hội, còn phụ nữ chủ yếu là lo quán xuyến việc nhà, dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, việc giữ gìn, vun đắp tổ ấm là trách nhiệm chung của các thành viên chứ không chỉ riêng gì người phụ nữ. Ngày nay, pháp luật nước ta quy đinh về bình đẳng giới như sau “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó".Như vậy, nam giới cũng cần có trách nhiệm "xây tổ ấm", còn người phụ nữ cũng cần có trách nhiệm "xây nhà". Không ai có đặc quyền và nghĩa vụ chỉ làm cái này mà không làm cái kia. Mỗi người đều phải cùng nhau "xây nhà" và "xây tổ ấm".
  • Trường hợp b) Nếu em là N, em sẽ nói với T rằng: Một gia đình giàu có, nhiều tiền mà các thành viên trong gia đình không quan tâm, chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau thì không phải là một gia đình hạnh phúc và không đáng hãnh diện. Còn nếu trở thành một gia đình văn hóa sẽ góp phần rất quan trọng trong hình thành những con người văn minh, sống có đạo đức, và chính những con người đó sẽ đem lại hạnh phúc và phát triển bền vững cho gia đình. Hơn nữa, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bền vững thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ. Vì vậy, danh hiệu gia đình văn hóa rất đáng tự hào và hãnh diện.
  • Trường hợp c) Theo em, trường hợp cha mẹ khi về già muốn ăn uống, sinh hoạt riêng nhưng lại mong muốn ở cùng con cháu để lúc khỏe thì trông nom các cháu, lúc ốm đau thì có con cháu ở bên là đúng vì cha mẹ hoàn toàn có quyền quyết định việc ăn uống, sinh hoạt của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này cha mẹ vẫn muốn ở cùng con cháu để thực hiện trách nhiệm của ông bà và để con cháu thực hiện trách nhiệm của mình khi ông bà ốm đau.

Câu hỏi 4 

  •  Mục đích cuộc thi: Cung cấp những vấn đề cần bàn luận về chủ đề tình yêu, hôn nhân và gia đình; bày tỏ quan điểm về những vấn đề trong tình yêu, hôn nhân và gia đình.
    • Đối tượng dự thi: Lớp 10A1
    • Thời gian:
      • Thời gian chuẩn bị: 1 tuần từ ngày ……/…… đến ……./……./20…..
      • Thời gian hùng biện: Tiết sinh hoạt, thứ ….., ngày ……/……../20…..
    • Địa điểm tổ chức: Tại phòng học lớp 10A1
    • Cách thức thi: Viết bài hùng biện về một trong những vấn đề về chủ đề tình yêu, hôn nhân và gia đình ở nhà và thi hùng biện trên lớp.
    • Bình chọn: Mỗi học sinh trong lớp được quyền chấm điểm cho bài dự thi theo đúng tiêu chí chấm điểm. 5 bài viết có được nhiều điểm nhất sẽ được lựa chọn vào phần thi hùng biện.
    • Tiêu chí chấm điểm phần thi hùng biện: Thang điểm 10
      • Nội dung: 3 điểm
      • Trình bày: 3 điểm
      • Khả năng lôi cuốn: 1 điểm
      • Sáng tạo: 1 điểm
      • Tranh luận: 2 điểm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác