Há miệng mắc quai

Giải thích câu thành ngữ Há miệng mắc quai


Nghĩa đen:

  • Miệng: Cơ quan gắn với hoạt động ăn uống và nói năng chung của con người.
  • Quai: Ở đây là quai hàm là xương điều khiển hoạt động ăn uống, nói năng của con người. Mỗi hoạt động, quai hàm sẽ có cách điều khiển riêng, phù hợp và nhịp nhàng với hoạt động ấy.

=> Khi ăn uống thì không nên nói vì sẽ khó nói và mắc cả thức ăn trên quai hàm. Đây là hiện thực được quan sát trong quá trình thực tiễn của đời sống. Cho nên khi ăn cần phải chú ý phép lịch sự, khi ăn thì không nói, nếu muốn nói trong bữa ăn thì phải nhai và nuốt hết mới nên lên tiếng.

Nghĩa bóng:

  • Há miệng: Hành động ăn đút lót, nhận hối lộ hoặc những hành động sai trái, những khuyết điểm mà mình mắc phải
  • Mắc quai: cái níu giữ, khiến con người ta không thể nói ra sự thật

=> Nghĩa cả câu: “Há miệng mắc quai” ở đây không chỉ được hiểu theo nghĩa chỉ các hoạt động ăn uống cụ thể mà trong quá trình sử dụng, nó được biến đổi thành hành động ăn hối lộ, ăn đút lót của người khác. Tức là đã ăn (hối lộ) của người ta rồi thì không thể nói gì về chuyện xấu của người ta được nữa. Hoặc dùng để chỉ những con người đã mắc khuyết điểm dẫn đến hậu quả khôn lường thì không nói đến người khác được nữa, bởi nói người khác tức là động chạm đến cả bản thân mình.

=> Câu thành ngữ cho thấy sức mạnh ghê gớm của những cái quai trong thực thi công lí, lẽ phải trong cuộc sống này. Bởi chính những cái quai có thể khiến con người ta đánh mất bản thân mình. Chỉ cần một chút xao động trước tiền tài, danh lợi, con người ta có thể sẽ tự đẩy mình vào thế bị “cái quai” vô hình chi phối, biến mình thành con quỷ dữ. Câu thành ngữ vừa là lời răn dạy, nhắc nhở, vừa là lời cảnh tỉnh sâu sắc với mọi người.


Bình luận