Giải thí nghiệm 4 bài thực hành số 7 hóa học 10 nâng cao: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học trang 218

Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa họ

  • So sánh màu ở hai ống ra và so sánh màu ở hai ống.
  • Rút ra nhận xét và giải thích dựa vào cân bằng sau:

             NO2   ⥩    N2O4         ΔH = - 58kJ

  (màu nâu đỏ)       (không màu)


Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: Hai ống nghiệm có nhánh, ống nhựa mềm, khóa K, nút cao su, bình nước đá,…
  • Hóa chất: bình khí NO2 , bình khí N2O4.

Cách tiến hành:

  • Lắp dụng cụ thí nghiệm như hình 7.5
  • Nạp đầy khí NO2 vào cả hai ống cho đều. Đóng khóa K lại.
  • Ngâm một ống vào nước đá, ống kia vào nước nóng khoảng 80 – 90oC
  • Một lúc sau nhấc cả hai ống ra và so sánh màu ở hai ống ra và so sánh màu ở hai ống.

Hiện tượng – giải thích:

  • Ta thấy ống ngâm vào nước đá: màu nhạt hơn, ống ngâm vào nước nóng thì đậm màu hơn.
  • Do có chuyển dịch cân bằng :

             NO2   ⥩    N2O4         ΔH = - 58kJ

(màu nâu đỏ)       (không màu)

ΔH = - 58kJ < 0 nên phản ứng tỏa nhiệt nên:

  • Ống ngâm nước đá => nhiệt độ thấp => cân bằng chuyển dịch chiều thuận (tạo ra N2O4) => nhạt màu hơn.
  • Ống nghâm nước nóng => nhiệt độ cao => cần bằng chuyển dịch chiều nghịch (tạo ra NO2) => đậm màu hơn.

Từ khóa tìm kiếm Google: giải Thí nghiệm 4 bài thực hành số 7 trang 218 sgk hóa 10 nâng cao, giải Thí nghiệm 4 Bài thực hành số 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học hóa 10 nâng cao, Thí nghiệm 4 trang 218 Bài thực hành số 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học, Thí nghiệm 4 trang 218 Bài thực hành số 7: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cân bằng hóa học - sgk Hóa học 10 nâng cao trang 218

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Đang cập nhật dữ liệu...